21:18 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

An Giang: Nuôi dê – Hướng đi mới trong chăn nuôi

Thứ hai - 23/06/2014 04:43
Sau thời gian rớt giá thảm hại, người nuôi dê ở nhiều nơi trong tỉnh gần như bỏ chuồng trại, không còn tha thiết với nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã bắt đầu nuôi dê trở lại. Theo đánh giá của nhiều bà con có kinh nghiệm, nuôi dê ít vốn, nhẹ công chăm sóc, với giá cả ổn định như hiện nay thì nuôi dê mang lại lợi nhuận cao hơn so với nuôi bò, heo…

Làng Chăm ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), nơi được biết đến như một vùng nuôi dê lâu đời của tỉnh. Anh Amin, người nuôi dê nhiều kinh nghiệm ở ấp Khánh Mỹ cho biết: “Lúc trước ở đây nhà nào cũng nuôi dê, người vài con đến vài chục con. Nhưng tới cái năm “bể dê” (dê rớt giá), người nuôi thua lỗ từ vài chục triệu đồng đến hơn trăm triệu đồng, nên hầu như người nuôi đều bỏ nghề”. Tuy nhiên, với giá dê thương phẩm từ 100-110 ngàn đồng/kg như hiện nay, nhiều bà con ở địa phương đang tìm giống gây nuôi lại. Có nhiều giống dê như: Hòa Lan, Bắc Thảo, dê cỏ… tùy loại mà phát triển nhanh, chậm và giá cả cũng dao động theo từng loại giống. Dê là động vật ăn tạp, có thể ăn hơn 100 thứ cỏ, lá cây khác nhau như: Rau muống, lá mít, gòn, cỏ... Những con dê trưởng thành ăn khoảng 7kg cỏ/ngày, dê nhỏ khoảng 5kg/ngày.

Việc làm chuồng trại cũng không quá khó khăn, vì dê có thói quen sống chung theo đàn. Thông thường dê sinh 2 lần trong năm, từ phối giống đến khoảng 5 tháng thì dê cái sinh con, tùy theo từng giống dê và chế độ ăn uống mà dê sinh từ 1 đến 4 con. Hơn một tháng sau khi sinh, có thể phối giống tiếp tục cho dê cái. Anh Amin nói: “Có nhiều thương lái ở TP. Hồ Chí Minh tìm đến tận nhà để đặt khoảng 2 tấn dê thịt/tháng, nhưng người dân không dám nhận vì sợ nguồn dê thương phẩm ở địa phương không đủ cung cấp”.

Cùng ở ấp Khánh Mỹ, sau một thời gian bỏ nghề, ông Đôsah hiện đang gầy giống nuôi dê lại. Ông cho biết, lúc trước nuôi dê lấy sữa, thời gian đầu phát triển rất tốt, mỗi con dê cái có thể lấy từ 1,5 lít sữa trở lên và giao cho thương lái với giá 16ngàn đồng/lít. Ông Đôsah nhớ lại: “Chỉ được một thời gian thì có tin đồn uống sữa dê bị bệnh, người dân sợ không uống nữa. Do không còn thị trường tiêu thụ nên người dân chán nản bỏ nghề không nuôi dê lấy sữa nữa”. Hiện ông chuyển sang nuôi dê lấy thịt và bán giống với 9 con dê lớn, nhỏ trong chuồng. Ông Đôsah cho biết, khi mua con giống từ 15kg, nuôi khoảng 5-6 tháng thì có thể bán được, vì chỉ bỏ công làm lời nên nuôi dê được cho là “một lời một”. “Dê thường rất ít bệnh, thông thường chỉ ho, cảm… nhưng sợ nhất là bệnh sình bụng, chướng hơi… vì bệnh phát nhanh, dê dễ bị hao hụt. Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm, những người nuôi có kinh nghiệm thì càng khó xảy ra”, ông Đôsah chia sẻ kinh nghiệm.

Huyện Phú Tân cũng là địa phương có nhiều hộ nuôi dê. Điển hình là ông Phạm Văn Chá (ấp Hòa Hưng 2, xã Hòa Lạc) đang nuôi 16 con dê lớn, nhỏ. Ông vừa nuôi dê bán thịt vừa cung cấp giống cũng như chỉ dẫn kỹ thuật cho nhiều hộ mua con giống gần xa. Ông Chá cho biết, nếu nuôi đủ cỏ thì khoảng 5 tháng dê có thể đạt trên 25 kg/con, dê tốt để bán giống, còn xấu thì nuôi bán thịt. Theo ông Chá, bán dê giống thu lợi cao hơn, giá từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/con. Trong quá trình nuôi dê, con giống đóng vai trò quan trọng vì nó thường quyết định giá bán và số lượng dê con được sinh sản. Với đàn dê trong chuồng, mỗi năm tính cả bán thịt và bán giống, ông Chá thu lãi từ 40-50 triệu đồng, so với nuôi bò hay làm ruộng thì lợi nhuận cao hơn nhiều.

Dê là loài dễ nuôi, thích nghi ở  nơi cao ráo. Muốn chăn nuôi tốt, người dân nên thường xuyên đổi giống dê đực để tránh bị trùng gen, xây dựng chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Vốn đầu tư ít, người dân lấy công làm lời, đồng thời, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, được giá khá cao nên khi được nhân rộng ở các địa phương sẽ tạo ra hướng chăn nuôi phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ nông dân.

 

Theo Báo An Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi dê

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72859263