03:56 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Anh nông dân sang trời Tây học cách nuôi lợn

Thứ bảy - 08/10/2016 12:17
Với mong ước làm giàu trên chính quê hương, anh nông dân Nguyễn Trọng Long khi đó đã gần 40 tuổi quyết tâm đèn sách và đi khắp nơi để học hỏi các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc.

 Sau 10 năm xây dựng và phát triển, anh nông dân Nguyễn Trọng Long đã trở thành người đứng đầu Hợp tác xã Hoàng Long (HTX) với một trang trại chăn nuôi lợn rộng hơn 2,2ha, mỗi năm thu về hàng chục tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, những người “không phận sự” sẽ không được lại gần “chung cư lợn”

Giấc mơ làm giàu trên quê hương

Ông Nguyễn Trọng Long - Chủ nhiệm HTX Hoàng Long (thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, từ những năm 2000, khi còn làm nghề xây dựng, ông được biết nhiều người lập trang trại nuôi lợn thuê cho Công ty chăn nuôi CP của Thái Lan. “Tôi nghĩ, tại sao người nước ngoài đến nước mình thành lập công ty nuôi lợn được, mà dân mình lại không làm được, phải đi làm thuê cho họ…” - ông Long chia sẻ.  

Sau đó, ông rủ bạn bè cùng góp vốn, lập đề án xây dựng cụ thể. Đúng thời điểm đó, xã Tân Ước triển khai công tác dồn điền đổi thửa, ông Long và những người bạn gom ruộng về cùng một chỗ và thuê thêm diện tích để có 2,2ha đất làm trang trại. Ông Long bàn với anh em, mỗi người theo học một lớp về quản lý, kỹ thuật chăn nuôi và thú y để trang bị thêm kiến thức.

Bên cạnh đó, họ còn tìm đến các trung tâm chăn nuôi và trang trại lớn để học hỏi kinh nghiệm, sau đó về áp dụng xây dựng trang trại của mình. Và tháng 7-2008, Tổ chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long (nay là HTX Hoàng Long) chính thức đi vào hoạt động. 

Ban đầu, ông Long nhập 156 con lợn giống ở Viện Chăn nuôi. Đó là những con giống đã được kiểm định về chất lượng. Với môi trường chuồng trại hiện đại, đàn lợn thích ứng rất nhanh. “Đến khi đàn lợn đẻ lứa đầu tiên, rồi nuôi lớn và xuất bán, nhìn thấy con nào cũng trắng hồng, béo mập, anh em tôi mừng rơi nước mắt” - ông Long nhớ lại.

Ông Nguyễn Trọng Long - Chủ nhiệm HTX Hoàng Long 

Vượt qua khó khăn

Kể về những ngày đầu làm trang trại, ông Long trầm ngâm: “Ngày đó vất vả, gian nan lắm! Vốn làm trang trại cần nhiều mà vốn của anh em thì có hạn. Anh em chạy vạy, gom góp mãi mới được 5-6 tỷ đồng nhưng cũng không thấm tháp vào đâu. Chúng tôi phải thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng để xây dựng chuồng trại. Rồi chuồng trại xây dựng đến đâu đưa vào chăn nuôi đến đấy và lợi nhuận cũng vậy, được đồng nào “đổ” cả vào trang trại, tái đầu tư”.

Thế nhưng, khó khăn nhất là từ tháng 4-2011 đến giữa 2014. Lợn ế không bán được. Giá lợn thịt cũng rớt thê thảm, trong khi giá cám lại liên tục tăng. “Thông thường, lợn 100kg/con là xuất chuồng nhưng có khi đến lứa không bán được phải nuôi đến 140kg/con. Suốt quãng thời gian này, trang trại chỉ hòa và lỗ vốn chứ không có lãi”, ông Long nhớ lại.

Những kinh nghiệm học được từ các chủ trang trại ở trong nước chưa đủ, ông Long lặn lội sang tận Đức, Hà Lan để học hỏi, tìm kiếm những phương pháp, kỹ thuật mới của nước bạn. Họ đầu tư rất bài bản, từ khâu thiết kế, xây dựng chuồng trại đến kỹ thuật quản lý, chăm sóc, phối giống… Hơn nữa, các trang trại thường tập trung ở những khu vực rất lý tưởng cho chăn nuôi.

Thế nhưng, mỗi trang trại họ cũng chỉ nuôi vài nghìn con như nhiều trang trại ở Việt Nam, chứ nuôi đến vài chục nghìn con thì rất ít. Qua những chuyến đi đó, ông Long học hỏi được nhiều, sáng tạo và áp dụng thành công một số phương pháp phù hợp với mô hình trang trại của HTX Hoàng Long.

Khu chuồng nuôi lợn thịt đảm bảo chất lượng an toàn

Thành công nối tiếp thành công

Nhắc đến “chung cư lợn”, ông Long chia sẻ: “Do đất đai có hạn, chỉ 2,2ha, nếu xây trang trại theo cách truyền thống (chuồng 1 tầng) thì chuồng trại sẽ bị hạn chế. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xây dựng trang trại theo phương án nhà tầng, có lắp cầu thang máy giống như các chung cư hiện nay để chăn nuôi”.

Và “chung cư lợn” được xây dựng với các dãy chuồng nuôi từ 1 đến 3 tầng. Theo đó, nhờ hệ thống thoát khí tốt và hệ thống xử lý mùi hôi nên hiện tại, trang trại có trên 4.000 con lợn, nhưng khu vực chăn nuôi vẫn sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi hôi.

Không chỉ tập trung vào chăn nuôi, năm 2011, ông Long đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công cám ủ sinh học dùng làm thức ăn chăn nuôi từ ngô, đậu tương, sắn, cám gạo... lên men, vừa tận dụng được nguyên liệu tại địa phương, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Hơn thế, thức ăn tự chế biến không có chất kháng sinh, không có chất tăng trọng trong danh mục cấm nên chất lượng thịt được bảo đảm an toàn.

Bên cạnh việc cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn sạch, HTX Hoàng Long tiếp tục đầu tư xây dựng khu nhà giết mổ với công suất 50 con lợn/ngày. Đồng thời đưa sản phẩm sơ chế, chế biến thực phẩm với các sản phẩm như: thịt lợn sạch, giò, chả, nem các loại mang thương hiệu Hoàng Long đến với người dân Thủ đô trong tháng 11 tới. 

 

Là điểm sáng trong mô hình kinh tế tập thể của TP Hà Nội, HTX Hoàng Long đã gặt hái được nhiều thành công trong mô hình chăn nuôi lợn kiểu mới với doanh thu hàng năm đạt hơn 40 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho 25 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

HTX cũng là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới và đóng góp xây dựng các quỹ từ thiện, nhân đạo ở địa phương. Đặc biệt, cá nhân ông Nguyễn Trọng Long đã giúp 15 hội viên nông dân thoát nghèo, dạy nghề cho 35 lao động, giúp đỡ, tư vấn, lập quy hoạch, thiết kế miễn phí cho một số hộ làm trang trại.

Ông Nguyễn Trọng Long đã được UBND thành phố tặng Bằng khen về thành tích trong phong trào nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2005-2010; Bằng khen trong phong trào thi đua nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2007-2009, giai đoạn 2009-2011; danh hiệu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu thành phố các năm 2012, 2015 và là một trong 9 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016”.

Theo Tuổi trẻ thủ đô
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339


Hôm nayHôm nay : 42793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 415620

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73462591