17:50 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắc Kạn: Xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm

Chủ nhật - 20/05/2018 06:06
Theo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT), năm 2018, tỉnh Bắc Kạn thực hiện xây dựng 5 mô hình điểm HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 10 mô hình HTX kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị, góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 128 HTX kiểu mới, đa phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 26 HTX được đánh giá là hoạt động hiệu quả căn cứ theo Bộ tiêu chí đánh giá của Liên minh HTX Việt Nam.

Khuyến khích liên doanh, liên kết

Theo Liên minh HTX tỉnh, hoạt động của phần lớn các HTX trong tỉnh còn nhiều hạn chế nhất định, năng lực nội tại yếu kém, chưa có các hình thức liên doanh, liên kết trong khu vực HTX, cũng như giữa HTX với các doanh nghiệp (DN).

Việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT, nhất là liên kết “4 nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - DN) còn lỏng lẻo dẫn đến năng suất lao động thấp, thiếu sản phẩm có thương hiệu và số lượng ổn định đáp ứng thị trường.

Khi xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị, các công đoạn trong sản xuất sẽ được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả. Người nông dân từng bước làm chủ cả 3 công đoạn trong chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm từ đó nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đây cũng là xu thế tất yếu trong hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới.

Nhằm thúc đẩy phát triển KTTT, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 08/2017/NĐ-HĐND ngày 11/4/2017 về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa giai đoạn 2017 - 2020.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 08 là khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các THT, HTX để phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng được các sản phẩm có thương hiệu của tỉnh. Nghị quyết đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trên toàn tỉnh có 10 mô hình HTX kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Theo đó, mỗi mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sẽ được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng, trong đó kinh phí mua giống, vật tư, phân bón, máy móc thiết bị tối thiểu 70% trên tổng số kinh phí hỗ trợ. Các HTX sẽ phải thực hiện ứng dụng các tiến bộ KH-CN, đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị.

nong-thon-moi-4858-1526597831.jpg

[Caption]HTX Sang Hà (huyện Ba Bể) là 1 trong 5 mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị

Bước đi đúng đắn

Theo ông Trần Ngọc Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn, tiềm năng phát triển HTX ở tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp là tương đối lớn. Các hộ nông dân muốn sản xuất thành hàng hóa thì phải tập trung lại, liên kết lại để sản xuất những sản phẩm hàng hóa có đủ số lượng đáp ứng thị trường.

Khi liên kết lại, các hộ sẽ tiếp cận được những chính sách ưu đãi hỗ trợ và chuyển giao ứng dụng KH-KT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

Thực hiện kế hoạch phát triển KTTT, Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn được 5 HTX xây dựng mô hình điểm HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa tại các địa phương, gồm: Tp.Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể và huyện Chợ Mới. Đến nay đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục, xin ý kiến của các đơn vị, ngành liên quan để trình UBND tỉnh duyệt, triển khai thực hiện hỗ trợ các mô hình điểm.

Xóa bỏ tình trạng sản xuất manh múc nhỏ lẻ và hướng đến liên kết trong sản xuất, chế biến, xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo ra chuỗi giá trị bền vững đang là xu hướng tất yếu của các huyện kiểu mới. Xây dựng mô hình huyện gắn với chuỗi giá trị sản phẩm là bước đi đúng đắn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực tài chính hạn chế.

Việc phát triển các huyện liên kết bền vững sẽ có tác động lan tỏa theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm liên kết ngành. Đồng thời, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động của các huyện, góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Lê Trang/http://thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 343

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 342


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 989636

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71216951