12:01 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bến Tre: Dừa hữu cơ - hướng đi bền vững

Thứ bảy - 22/08/2015 11:34
Vài tháng qua, giá dừa trái giảm sâu. Trong khi thương lái tự do mua dừa với giá chỉ khoảng 40 ngàn đồng/chục (12 trái) thì đơn vị thực hiện dự án là Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới mua với giá trên 50 ngàn đồng/chục. Điều này đã khiến hơn 700 hộ tham gia dự án Dừa hữu cơ ở Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm hết sức phấn khởi và bắt đầu mặn mà với chuỗi liên kết này. Hơn thế nữa, giá cả chỉ là một trong những yếu tố khiến họ hài lòng với dự án.
Hầu hết các vườn dừa được người dân chăm sóc đúng theo quy trình do Trung tâm Khuyến nông huyện hướng dẫn.

Hầu hết các vườn dừa được người dân chăm sóc đúng theo quy trình do Trung tâm Khuyến nông huyện hướng dẫn.

Nông dân phấn khởi khi thấy rõ lợi ích

Với tâm thế phấn khởi, ông Võ Minh Hải, ấp Thới Khương, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam dẫn chúng tôi tham quan khu vườn dừa hữu cơ 1,5ha của gia đình. Điều chúng tôi bất ngờ là cả buổi nói chuyện, ông không hề than thở gì về tình trạng giá dừa rớt “thê thảm” trong thời gian qua. Thay vào đó, ông luôn nói về kỹ thuật chăm sóc, về tiềm năng, về xu thế thị trường… về triển vọng của một hướng đi bền vững là nền nông nghiệp sạch. Nhiều lúc, tôi cứ tưởng rằng ông Hải như một kỹ sư hay một nhà kinh doanh hơn là nông dân thuần túy.

“Nông dân chúng tôi ngán lắm rồi những thiệt thòi trong khoảng thời gian tự mình tìm thương lái để bán dừa. Bản thân mình làm sao đối phó nổi với những toan tính của họ. Hơn nữa, trồng dừa theo cách cũ mạnh ai nấy làm như trước kia sẽ tiềm ẩn rất nhiều bất ổn, sản phẩm xuất khẩu trong môi trường hội nhập hiện nay chắc không còn phù hợp nữa. Từ khi tham gia dự án Dừa hữu cơ, được hướng dẫn các biện pháp ủ phân, trong đó tận dụng được các chất rác thải trong chăn nuôi, rác trong vườn dừa… vấn đề ô nhiễm từ chất thải không còn nữa. Cứ nhìn sự xanh mướt của tàu dừa, sự đều đặn của những trái dừa hay đất dưới gốc dừa luôn tơi xốp và thử so sánh với những vườn dừa khác sẽ thấy hiệu quả từ việc chịu khó chăm sóc theo tiêu chuẩn dừa hữu cơ” - ông Hải cho biết.

Trong khi đó, vườn dừa 1,8ha của gia đình ông Nguyễn Văn Châu, ấp Phú Lộc Hạ 1, xã An Định, Mỏ Cày Nam, sau khi được công nhận đạt chuẩn dừa hữu cơ với môi trường lý tưởng như hiện nay, ông đang tính toán để lồng ghép với mô hình bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP xen trong vườn dừa hữu cơ. Ông Châu nói: “Tôi đã tham khảo bộ tiêu chuẩn sản xuất theo nông nghiệp sạch rồi, nếu áp dụng để nâng cấp bưởi da xanh lên chuẩn VietGAP sẽ rất dễ dàng. Dù giá cả bưởi GAP hay không GAP hiện nay chưa chênh lệch nhưng tôi tin ở tương lai, trật tự của nó sẽ được sắp xếp lại”.

Có dịp trao đổi với nhiều hộ đã tham gia dự án này, tất cả đều bày tỏ sự tin tưởng và rất phấn khởi với hiệu quả từ dự án. Ông Huỳnh Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam khẳng định, sản xuất theo tiêu chuẩn dừa hữu cơ là mô hình rất hiệu quả bởi có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với công ty và cải tạo môi trường rất tốt. Tại địa bàn xã, chính quyền sẽ phối hợp để tạo những điều kiện thuận lợi cho dự án này mở rộng.

Theo bà Dương Thị Mỹ Trang - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, hiện nay, tổng đàn heo của huyện hơn 300 ngàn con và hơn 800 ngàn con gia cầm... Nghĩa là mỗi năm sẽ có khoảng hàng trăm ngàn tấn phân từ chăn nuôi thải ra môi trường. Trong khi vườn dừa gần 16 ngàn héc-ta của huyện, nếu áp dụng mô hình dừa hữu cơ và khi áp dụng các quy trình xử lý ủ phân hữu cơ kết hợp với một số dự án khác như khí Cacbon thấp thì lượng chất thải kia sẽ được sử dụng hiệu quả chứ không phải là luôn đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường như hiện nay. Ngược lại, việc chất thải được giải quyết sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi tham gia chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP.

Nâng chất lượng để tăng tính cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Bảo Trí - Phó Giám đốc sản xuất Công  ty TNHH chế biến dừa Lương Quới, bộ tiêu chuẩn mà bà con đang áp dụng là theo định hướng chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Dừa nguyên liệu từ tiêu chuẩn này, khi đưa vào sản xuất mới cho ra được các sản phẩm mà thị trường của các kênh tiêu thụ cả trong và ngoài nước đề cao. “Đây là một dự án rất quan trọng và mang tính chiến lược của công ty chúng tôi. Nếu bà con nông dân sản xuất vào chuỗi liên kết này, công ty chắc chắn sẽ luôn mua giá cao hơn thị trường ở từng thời điểm. Điều đó sẽ đặc biệt có giá trị trong khi thị trường dừa ảm đạm như hiện nay. Đương nhiên, nếu thị trường dừa nóng lên lúc thương lái nước ngoài quay lại mua thì phía công ty sẵn sàng để người dân chọn lựa theo hướng có lợi cho họ. Thời gian tới, công ty sẽ mở xưởng sơ chế dừa nguyên liệu tại xã An Định, nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển và tạo việc làm cho người dân” - ông Trí nói.

Theo các nhà doanh nghiệp xuất khẩu dừa, thị trường nhập khẩu đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là tại các thị trường có tiềm năng lớn và khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi trước các doanh nghiệp từ các nước có truyền thống về dừa như: Indonesia, Thái Lan, Philippines. Bởi họ có lợi thế là trữ lượng dừa dồi dào và sự chênh lệch tỷ giá đồng USD so với Việt Nam. Vì thế, muốn cạnh tranh để bán giá cao thì việc tạo ra những dòng sản phẩm sạch, chất lượng cao là điều tất yếu phải làm. Hơn nữa, dừa Việt Nam nếu không thay đổi hợp lý với nhu cầu thị trường sẽ có thể “chết đứng” trên sân nhà, khi dừa của các nước khác ồ ạt nhập khẩu vào nước ta theo quy luật của hội nhập quốc tế. 

Ông Huỳnh Quang Đức - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cũng khẳng định rằng, các sản phẩm từ dừa hữu cơ là xu hướng của thị trường thế giới. Người nông dân nếu tham gia vào chuỗi liên kết này không những tránh bị lạc hậu mà còn nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất từ cây dừa. “Trên nền tảng của mô hình trồng ca cao chứng nhận UTZ, chúng tôi thấy, nếu cây dừa được chăm sóc bằng các phân bón hữu cơ sẽ đạt năng suất, chất lượng trái cao hơn, đặc biệt trong thời gian từ 3 - 5 năm. Vì thế, chúng tôi đang xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được triển khai mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn sinh học. Trong đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ dự án của doanh nghiệp về khoa học kỹ thuật và những điều kiện khác để dự án này của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới mở rộng hơn nữa” - ông Đức cho hay.

Nguồn: báo Đồng Khởi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dự án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 724

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 723


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1523715

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74570686