07:54 EDT Thứ sáu, 10/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ

Thứ tư - 19/08/2015 05:56
"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

“Vua tôm” Võ Văn Sơn kiểm tra tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi.

Với diện tích gần 50ha nuôi tôm theo phương thức bền vững, anh Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được nhiều người gọi là “vua tôm” chinh phục vùng cát trắng.

Anh Sơn kể: “Tôi bắt đầu làm tôm sú từ năm 1999, nhưng không có duyên, bởi lợi nhuận thấp, chi phí cao, giá cả lúc lên lúc xuống và thường xuyên bị dịch bệnh. Từ năm 2006, khi dồn hết vốn liếng đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình anh Sơn mới bắt đầu có dư dả. Ban đầu, anh chỉ dám đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ chân trắng. Chỉ sau hơn 3 tháng cật lực chăm sóc, anh Sơn thu hoạch và có ngay 200 triệu đồng lãi ròng.

Thấy lợi nhuận do con tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định, anh mở rộng diện tích, mỗi năm tăng thêm 3- 5ha. Hiện tại, anh đã có gần 50ha nuôi tôm tại 2 thôn Phú Thọ và Sơn Hải. Bình quân mỗi năm anh nuôi 2 vụ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Doanh thu bình quân mỗi năm từ nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Sơn đạt gần 30 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Sơn tâm sự: “Vùng đất này trước đây chỉ là vùng cát trắng bỏ hoang chẳng ai dám ở huống hồ nuôi trồng, sản xuất. Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”.

Trang trại nuôi tôm của anh Sơn hiện tạo công ăn việc làm cho trên 80 lao động địa phương. Anh cũng thường xuyên chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm sạch, an toàn cho trên 25 hộ nuôi tôm của địa phương. Từ năm 2012, anh Sơn đã tiên phong vận động 20 hộ trong xã thành lập tổ liên kết nuôi tôm an toàn bền vững, do chính anh làm tổ trưởng. Các thành viên trong tổ đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó, tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi của tổ luôn ở mức thấp nhất, năng suất đạt từ 14 – 15 tấn/ha/vụ, doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/vụ.

 
Nguồn: danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 33536

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 503332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60825289