Sau những thất bại ban đầu do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, ông tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, cất công lên tận Đà Lạt học hỏi rồi mua giống mới về trồng. 2 giống hoa Li Li, Cát Tường khi đưa về nhiều người cho rằng hoa khó mà nở đẹp bởi không hợp khí hậu, nhưng ông rất vững tin. Kết quả thật mỹ mãn, cả 2 loại hoa đều nở đúng thời điểm Tết, bán được giá. Trong một chuyến tham quan Bến Tre, nhìn thấy hoa Nhật Lệ, ông hỏi thăm rồi mua giống về trồng. Loại hoa này chỉ nở vào mùa hè, nhưng ông đã theo dõi, áp dụng kỹ thuật phù hợp, cho hoa nở trái mùa đúng dịp Tết, thu lãi khá.
“Nhờ kỹ thuật ủ đất phù sa với phân lân, phân chuồng, trấu, rồi sử dụng đèn điện để điều khiển sự sinh trưởng của cây hoa, khi cây đạt theo ý muốn mình cắt không chong điện vào ban đêm, cho hoa tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Cách làm trên đã tạo cho các loại hoa: Li Li, Cát Tường, Nhật Lệ, Cúc pha lê có bông to, cứng cáp, màu sắc đẹp. Hàng năm tôi đều lên Đà Lạt săn tìm giống hoa mới lạ, có giá trị kinh tế mà ở địa phương mình chưa có, mua về trồng và bán cây giống cho bà con” - ông Tùng chia sẻ.
5 năm gần đây, năm nào ông cũng trồng 4.000 - 5.000 chậu hoa các loại, sau khi trừ chi phí còn lãi 200 - 300 triệu đồng/năm. Năm 2014 ông trồng 6.000 chậu, bán tại vườn, thu lãi gần nửa tỉ đồng. Vụ hoa Tết 2015 ông trồng 7.000 chậu, hiện hoa phát triển tốt, hy vọng thu nhập cao hơn. Vườn hoa của ông có gần 10 lao động chăm sóc, thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh nghề trồng hoa, ông Tùng còn có gia trại nuôi thỏ, với 100 con thỏ sinh sản, sau khi trừ chi phí, còn lãi 7 triệu đồng/tháng. Tại Hội nghị sơ kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ 11 (giai đoạn 2012-2014) do Hội Nông dân tỉnh tổ chức vào tháng 12.2014, ông vinh dự được báo cáo điển hình về mô hình trồng hoa và được Hội Nông dân tỉnh tặng Giấy khen.
Nguồn: Báo Bình Định
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn