02:35 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà”: Sẽ được nhân rộng

Thứ ba - 17/06/2014 20:54
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1/2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ, diện tích ao nuôi 600 m2.
Kiểm tra tôm giống ương nuôi trong nhà - Ảnh: P.T.S

Kiểm tra tôm giống ương nuôi trong nhà - Ảnh: P.T.S

Mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cùng các loại vật tư khác; chủ hộ thực hiện mô hình đầu tư vốn xây dựng khung giàn và mái che cho ao nuôi tôm. Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS đã tổ chức tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm trong nhà cho chủ hộ và bà con nuôi tôm tại xã Mỹ Thắng. Kết quả, với mật độ thả giống 840 con/m2, tổng số tôm giống thả tại mô hình là 504.000 con (tôm giống đạt tiêu chuẩn PL12); sau 32 ngày ương nuôi, tỉ lệ tôm sống 95%, sản lượng tôm giống thu được là 478.800 con với kích cỡ tôm đạt từ 210-420 con/kg; tôm phát triển khỏe mạnh đủ điều kiện để đưa ra ao nuôi thương phẩm.

Qua hội thảo, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả đạt được từ mô hình: Vốn đầu tư xây dựng mái che không lớn, kỹ thuật nuôi ương không phức tạp hơn so với nuôi tôm thương phẩm, nhưng tỉ lệ tôm sống cao hơn thấy rõ, tôm giống khỏe mạnh hơn, hạn chế được hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống. Từ kết quả bước đầu này, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS sẽ đề nghị Sở NN-PTNT cho phép mở rộng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới này để người nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh ứng dụng vào sản xuất, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập và phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.

Phan Thanh Sơn 
Theo Báo Bình Định
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 29696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 849934

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71077249