06:59 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi tập trung, nhiều hộ thoát nghèo

Thứ hai - 29/06/2015 03:57
Nhờ có ý tưởng chăn nuôi tập trung mà số lượng gia súc của bản Nậm San II, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé (Điện Biên) tăng lên từng năm, mang lại cơ hội thoát nghèo cho nhiều gia đình.

Bản Nậm San II có 56 hộ, hơn 400 khẩu. Đất canh tác ít, ngoài việc làm nương rẫy, người dân chủ yếu đi làm thuê. Cả bản chỉ có hơn chục hộ thoát nghèo. Nhìn bà con vất vả trong đói nghèo, trưởng bản Giàng Trùng Tào trăn trở lắm. Làm thế nào để bà con đỡ phải đi lao động xa nhà mà vẫn có thể thoát nghèo... “Trước đây các hộ dân thường chăn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, gia súc thả rông, ít được chăm sóc nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Với diện tích sản xuất ít, chăn nuôi gia súc được xem như là lối thoát nghèo đói. Do vậy, tôi nghĩ đến vận động bà con trong bản thống nhất hình thức chăn nuôi mới là cả bản lựa chọn nơi chăn thả tập trung” – ông Tào chia sẻ.

Chan nuoi tap trung, nhieu ho thoat ngheo
Chị Giàng Mí Cho đưa trâu của gia đình đến nơi chăn thả tập trung. L.S

Lúc mới thực hiện, bà con trong bản rỉ tai nhau đi xem thử có nơi nào khác thực hiện như thế này chưa, có thành công không, nhưng cũng chưa thấy có bản nào ở vùng cao này làm cả. Bà con cũng chưa tin tưởng lắm nhưng dưới sự thuyết phục và uy tín của trưởng bản Tào, mọi người cùng bắt tay vào làm. Chị Giàng Mí Cho kể: “Khi có sự đồng thuận của cả bản, gia súc của từng hộ được đánh dấu, trưởng bản lập danh sách theo dõi số lượng hàng tháng, hàng năm và cử các hộ dân luân phiên có trách nhiệm trông coi, chăm sóc, theo dõi và tổ chức tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ. Giờ mình chăn đàn gia súc nhà người khác cũng như của mình, chỉ cần một con bệnh thì cả đàn gia súc của bản cũng bị bệnh theo nên phải chăm sóc chúng nhiều hơn trước nhiều. Nhưng từ lúc triển khai tới giờ chỉ thấy đàn bò, đàn trâu sinh sôi nhiều ra chứ không bị dịch bệnh như trước”.

Đến nay đàn đại gia súc của bản đã phát triển lên đến hơn 200 con (mỗi năm tăng thêm khoảng 20 con), tạo thu nhập hàng chục triệu đồng/năm cho mỗi hộ gia đình. Ông Lò Văn Sinh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Mường Nhé cho hay: “Trước đây tỷ lệ hộ nghèo của bản Nậm San II chiếm khá cao nhưng đến nay đã giảm xuống còn 30%. Đời sống văn hóa, tinh thần của bà con cũng đã có những chuyển biến tích cực, con em trong trong độ tuổi đều đi học đầy đủ, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng. Cả bản không còn người nghiện ma túy. Đó là những kết quả nhìn thấy được từ việc đời sống kinh tế được nâng cao”.

nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 65093

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1037261

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71264576