05:51 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai: Phát huy vai trò già làng, người có uy tín

Thứ tư - 24/06/2015 23:21
QĐND - Đồng Nai là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) với 1 huyện và 1 thị xã được Thủ tướng Chính phủ trao Bằng công nhận danh hiệu NTM vào đầu năm 2015. Để đạt được kết quả đó, tỉnh đã huy động sức mạnh tổng hợp, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Chung sức làm đổi thay quê hương
Chúng tôi tới xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, nơi có khá đông bà con người dân tộc Chơ Ro sinh sống. Nhiều năm trước, bà con chủ yếu sống du canh, tự cung tự cấp nên kinh tế khó khăn. Chính quyền xã đã kết hợp với già làng, người có uy tín tổ chức tuyên truyền nhân dân định canh; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt hiện đại, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao giúp bà con ổn định cuộc sống, xóa bỏ tập tục lạc hậu.
Già làng Hùng Văn Xứng, 71 tuổi, ấp Bình Hòa, kể: “Trước đây, bà con người Chơ Ro và người Hoa thường có tục lệ để người chết trong nhà 6 ngày mới đưa đi an táng. Được nghe phổ biến về nếp sống mới, tôi đến từng nhà vận động bà con, mà trước hết là trong dòng họ, chỉ để không quá hai ngày rồi tổ chức tang lễ gọn nhẹ, tiết kiệm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường xung quanh. Hiểu được cái lợi thiết thực nên mọi người hưởng ứng cùng thực hiện”. Không chỉ tục ma chay mà các lễ hội rình rang, lãng phí cũng được già làng vận động tổ chức văn minh, hợp lý, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa, vừa tiết kiệm kinh phí cho gia đình, địa phương.
Xã nông thôn mới Hiệp Hòa (TP Biên Hòa) có sự đóng góp công sức của người có uy tín tại địa phương. Ảnh: Công Hùng.
Xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom cũng đã hoàn thành chương trình NTM từ cuối năm 2014 nhờ phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng. Ông Nguyễn Thành Đồng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Cuối năm 2011, khi bắt đầu xây dựng NTM, chúng tôi rất lo lắng vì xã có một bộ phận bà con người Hoa, Tày, Chơ Ro... Chính quyền xã đã trực tiếp gặp gỡ già làng Nguyễn Văn Hoằng đề nghị giúp đỡ, vận động bà con thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, già làng đã vận động được nhiều người dân tự nguyện hiến đất, góp tiền làm đường. Có người đã hiến tới hơn một nghìn mét vuông đất để mở rộng hạ tầng giao thông như gia đình ông Lương Văn Tư, Nguyễn Văn Lần (ấp Bàu Cá)… Đến nay, 9/9 tuyến đường dài gần 30km ở hai ấp An Bình và Bàu Cá đều được trải nhựa sạch sẽ với nguồn kinh phí chủ yếu do người dân đóng góp”.
Dẫn chúng tôi đi tham quan khu định canh, định cư của đồng bào Chơ Ro xã Trung Hòa, già làng Nguyễn Văn Hoằng giới thiệu: “Đường làng sạch đẹp, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi…, người Chơ Ro bây giờ tân tiến lắm! Từ khi có đường,điện, ở thành thị bán thứ gì phù hợp, bà con làng mình đều mua về phục vụ đời sống”. Nói về “bí quyết” vận động dân làng tạo sự đồng thuận cao, già làng Hoằng tươi cười: “Mình nói rõ cái lợi của NTM làm cho mọi nhà, mọi người giàu lên, sướng hơn, đi lại thuận tiện, trẻ con học giỏi hơn, có nhiều bằng đại học hơn trước… Nghe vậy, ai cũng vui vẻ góp công, góp sức tùy theo điều kiện, khả năng để xây dựng NTM”.
Hỗ trợ nhau làm kinh tế giỏi
Không chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng quê hương, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Nai còn vận động bà con hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số kinh doanh giỏi hằng năm đều tăng; có hộ thu nhập bình quân đạt gần 2 tỷ đồng/năm. Ông Điểu Bảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, khẳng định: “Các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong đồng bào dân tộc thiểu số thường là người có uy tín trong làng. Cho nên, bản thân họ rất gương mẫu, chia sẻ kinh nghiệm, tạo việc làm và hỗ trợ giống, vốn cho các hộ nghèo vươn lên, góp phần tích cực cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội”. Điển hình là hộ ông Điểu Văn Cường, người dân tộc Chơ Ro, xã La Ngà, huyện Định Quán là một hộ sản xuất giỏi. Trên cương vị ấp trưởng, người có uy tín tại địa phương, ông Cường đã họp đồng bào, hướng dẫn kỹ thuật trồng xoài cho năng suất cao, không bị sâu bệnh, nhân rộng mô hình xoài chất lượng cao trong toàn hợp tác xã. Hay trường hợp ông Lý Phát Sinh, xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc), từ hộ nghèo nhất trong vùng nay đã trở thành triệu phú, được mệnh danh là “vua bắp”. Với tinh thần ham tìm tòi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, ông Sinh là người đầu tiên ở huyện miền núi Xuân Lộc đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất; áp dụng mô hình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng” (giảm phân bón, giống và thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế). Từ thành công của mình, ông Sinh đã hướng dẫn bà con trong xã nhân rộng mô hình kinh tế gia đình với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ…
Ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: Thành công trong xây dựng NTM ở Đồng Nai có sự đóng góp không nhỏ của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Họ thường xuyên vận động, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, làm đổi thay diện mạo quê hương, xây dựng Đồng Nai ngày càng giàu đẹp.
HOÀNG THÀNH
theo qdnd


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 35766

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 214021

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60535978