00:30 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng cử nhân làm giàu từ nuôi chim trĩ

Thứ ba - 23/07/2013 03:40
Tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học nhưng Trần Minh Thiệp ở thôn Cẩm Lãnh, xã Tiên Cẩm (Tiên Phước - Quảng Nam) không lập nghiệp bằng chuyên môn của mình mà bắt tay gây dựng sự nghiệp bằng con chim trĩ. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây Thiệp trở thành điển hình nuôi chim trĩ với số lượng lớn ở Quảng Nam.

Làm giàu từ đôi tay và khối óc

Có được thành công như hôm nay, Thiệp đã tốn không biết bao công sức, mồ hôi để theo đuổi niềm đam mê của mình. "Sau khi tốt nghiệp đại học, bao bạn bè cùng lớp lo chạy đôn chạy đáo xin việc, nhưng biết mình không đủ "lực" như họ nên tôi âm thầm chọn cho mình lối đi riêng, ấy là theo đuổi mô hình trang trại. Tôi đã phải đọc nhiều sách báo, lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình trang trại của người đi trước, rồi lặn lội khắp trong Nam ngoài Bắc, từ Bắc Giang, Hà Nam đến Đồng Nai, Đắk Lắk… để tìm hiểu. Cuối cùng, sau khi có một số kinh nghiệm thực tiễn, tôi quyết định nuôi chim trĩ, một loài chim quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam", Thiệp tâm sự. 

Số vốn ít ỏi ban đầu nhờ vay mượn, cộng với tiền bán chiếc xe máy, Thiệp có 30 triệu đồng và dồn hết vào việc mua 50 con chim giống. Bắt đầu khởi nghiệp từ tháng 6/2012, đến nay, Thiệp không chỉ hoàn lại vốn mà bắt đầu kinh doanh có lãi. Anh chia sẻ: "Chim trĩ dễ nuôi, tuy nhiên phải đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh và ấp trứng, nếu không nắm chắc thì thất bại là cái chắc. Ngoài cho ăn bằng lúa, còn phải cho chim ăn thêm rau xanh hoặc chuối cây băm nhỏ để tăng sức đề kháng", Thiệp cho biết. 

Từ khi thả nuôi đến nay, Thiệp xuất bán được hơn 2.000 con giống. Với giá bán 150.000 đồng/con giống 1 tháng tuổi, Thiệp thu về hàng trăm triệu đồng. Theo Thiệp, nếu được chăm sóc tốt, một con chim trĩ mái có thể đẻ 120 trứng/năm. Nếu nở thành công khoảng 100 trứng thì mỗi năm, một con chim trĩ sẽ mang lại cho người nuôi 15 triệu đồng tiền bán con giống. 

Hiện, trại nuôi chim trĩ của Thiệp có 46 cặp chim bố mẹ, khi chim sinh sản ổn định thì mỗi năm, Thiệp có gần 5.000 con giống xuất bán, thu về hơn 700 triệu đồng. "Không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh, con giống của trang trại đã vươn tới các thị trường khác từ Quảng Bình đến TP. Hồ Chí Minh, và cũng mới đủ cung cấp con giống cho người nuôi, chứ chim trĩ thương phẩm thì chưa có. Hiện, giá thịt chim trĩ thương phẩm đang vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg, vì thế, tôi dự định giữ lại 1.000 con giống để nuôi lấy thịt. Chỉ cần nuôi 3 - 4 tháng là chim trĩ đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con", Thiệp nói.

Thiệp đang đầu tư mua 3 máy ấp trứng, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh để phát triển đàn chim bố mẹ, tăng năng suất ấp trứng thành công, giảm rủi ro khi nuôi. Thiệp tâm sự: "Tôi cố gắng phát triển nuôi chim trĩ vì đây là mô hình đầu tiên của tỉnh. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin mô hình sẽ thành công!".

Điển hình để thanh niên học tập

Hiện tại, bên cạnh trang trại nuôi trĩ, Thiệp còn trồng hơn 20.000 cây keo (chuẩn bị đến kỳ thu hoạch). Sau khi bán keo, Thiệp sẽ dùng tiền để đầu tư tiếp vào trang trại nuôi trĩ. 

Thấy Thiệp nuôi chim trĩ thành công, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm tới học hỏi kinh nghiệm. Với ai, Thiệp cũng sẵn lòng chia sẻ, tư vấn kỹ thuật, đồng thời còn hỗ trợ về con giống cho thanh niên bằng việc chỉ lấy 70% tiền mua giống, phần còn lại sẽ thu sau khi con giống phát triển. Thiệp tâm sự: "Tôi đã làm thành công, thấy nhiều người quan tâm nên cũng muốn nhân rộng mô hình này đến nhiều hộ, nhất là các bạn thanh niên. Trước là để bảo tồn giống chim quý, hai là giúp người nông dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập".

Vừa qua, Thiệp đã mang mô hình của mình đến với Hội chợ triển lãm hàng nông sản và làng nghề 2013 do Trung ương Hội Nông dân tổ chức tại Quảng Ngãi và mô hình đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều đoàn khách tới tham quan. 

Được biết, ngoài việc làm kinh tế giỏi, Thiệp còn là một đoàn viên năng nổ trong các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên địa phương. Chị Nguyễn Thị Thắm, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tiên Cẩm nhận xét: "Thiệp là đoàn viên rất nhiệt tình trong các hoạt động của Đoàn, đặc biệt, trại nuôi chim trĩ của Thiệp là một mô hình mới lạ tại địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao, xứng đáng là điển hình để thanh niên học tập".

Hữu Cường
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 29097

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83633

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60405590