19:59 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chọn đúng phân bón, nông dân tha hồ “đếm tiền” từ trồng cam, bưởi

Chủ nhật - 13/08/2017 21:23
Cam và bưởi là cây ăn quả có giá trị bổ dưỡng và cho thu nhập cao. Là cây ăn quả lưu niên mỗi năm cho thu hoạch một vụ quả, chúng đều thuộc họ cây có múi, bộ rễ ăn sâu, tán rộng, năng suất cao nên yêu cầu lượng dinh dưỡng rất lớn. Chính vì vậy, đa số bà con nông dân đã chọn phân Văn Điển để bón rất hiệu quả.

Yêu cầu dinh dưỡng lớn

Kali là yếu tố dinh dưỡng cam và bưởi hút nhiều nhất. Vì thế, bón kali làm tăng năng suất đáng kể. Cam và bưởi phù hợp với đất tơi, xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác dày, độ pH từ 5,5-6,5. Khi độ chua của đất thấp hơn 5,5, bộ rễ dễ bị Fe, Mg di động gây độc hại. Do yêu cầu đất và dinh dưỡng của cây cam, bưởi như trên nên đa số bà con nông dân đã chọn phân Văn Điển để bón rất hiệu quả.

 chon dung phan bon, nong dan tha ho “dem tien” tu trong cam, buoi hinh anh 1

Do yêu cầu đất đai và dinh dưỡng của cây cam và cây bưởi rất lớn nên đa số bà con nông dân đã chọn phân Văn Điển để bón rất hiệu quả. Ảnh: IT  

Lân Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Đất trồng cam và trồng bưởi nhiều diện tích trồng trên đất cao, dốc ở trên đồi, vườn, bãi, do đó các chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi nhiều khi gặp mưa. Bón loại lân tan nhanh sau khi bón gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều.

Lân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng khử chua, tạo độ pH thích hợp cho cây cam và bưởi. Là loại phân đa chất,  ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng. Chất trung, vi lượng ngoài giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận và sâu bệnh còn có tác dụng cải tạo đất. 

Cách bón phân Văn Điển

Trong những vùng trồng cam và bưởi thâm canh tập trung, qua nhiều năm canh tác, do không được đầu tư phân hữu cơ, không bổ sung các chất trung, vi lượng, bón nhiều phân hóa học làm cho đất ngày càng chai cứng, nghèo kiệt; các chất độc hại như Fe, đạm dư thừa tồn dư dưới dạng Bi urê, Al di động tích dụ trong đất ngày càng nhiều; thiếu các chất trung, vi lượng.

Ngược lại, những hộ trồng cam, bưởi kết hợp với chăn nuôi lại bón nhiều phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao, nếu bón nhiều sẽ gây hiện tượng thừa đạm cho cây. Phân tươi chưa lên men hoai mục gây ngộ độc cho bộ rễ. Bón phân Văn Điển sẽ khắc phục được tình trạng trên.

Thành phần dinh dưỡng của lân Văn Điển: P2O5: 15-17%; CaO: 28-34%; MgO: 15-18%; SiO2: 24-30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, CO, Zn, Fe… Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân NPK chuyên dụng bón cho cam, bưởi do thành phần chính có lân Văn Điển nên nó cũng có những tính năng và tác dụng như vậy. Nó khác với một số loại NPK thông thường là phân NPK Văn Điển có các chất trung, vi lượng.

Giai đoạn cam, bưởi trồng mới sau đó từ 1 đến 3 năm chưa thu hoạch quả để cây phát triển khỏe mạnh, cân đối, bộ rễ tốt. Ngoài bón phân hữu cơ, đầu tư phân Văn Điển rất cần thiết là cơ sở giúp cây sau này có năng suất, chất lượng, giảm sâu bệnh, giảm tác động bởi thiên tai và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Cách bón: Bón lót mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ + 1-15kg lân Văn Điển, phủ kín đất, trồng cây, tránh phân tiếp xúc với gốc. Bón thúc: hàng năm hằng phân NPK Văn Điển: 5-10-3. Năm thứ 1: Bón 1 gốc 1-1,5kg lân Văn Điển; năm thứ 2: Bón 1 gốc 1,5-2kg; năm thứ 3: Bón 1 gốc 2-2,5kg. Số lượng phân bón thúc chia làm 4-5 lần trong năm, xới đất, nhặt cỏ, rải phân quanh gốc cách gốc 20cm, lấp đất kết hợp tưới đủ ẩm.

TheoChu Công Tiện - Nguyên Phó GĐ Trung tâm KN Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 307780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60629737