03:43 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng 6.000m2 rau ngót, thu nhập 1 triệu/ngày

Chủ nhật - 13/08/2017 23:11
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, tiến đến xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông TPHCM đã vận động bà con nông dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn, trong đó có cây rau ngót. Nhờ đó nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao.
trong 6.000m2 rau ngot, thu nhap 1 trieu/ngay hinh anh 1

Rau ngót dễ trồng, dễ bán nên nông dân có thu nhập khá. Ảnh minh hoạ

Như hộ ông Võ Văn Dẫu (65 tuổi, ngụ ấp 1 xã Hưng Long, huyện Bình Chánh), đã mạnh dạn chuyển đổi 6.000m² đất trồng lúa sang trồng cây rau ngót (ảnh), tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng kinh tế địa phương phát triển.

Rau ngót là loại rau có nhiều chất bổ và đạm. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho…, rau ngót còn có một lượng đạm (protid) đáng kể. Chưa kể, rau ngót ít bị sâu bệnh, suốt quá trình canh tác hầu như không phải phun thuốc trừ sâu, rất an toàn với người tiêu dùng. Những đặc điểm này chính là điểm nhấn quyết định, để ông Dẫu chọn rau ngót là cây sản xuất chính trong canh tác nông nghiệp.

Ông Dẫu kể: “Trước năm 2009, với 6.000m² đất của gia đình, tôi chỉ trồng lúa, nhưng nhận thấy lãi từ việc trồng lúa không khá mấy, nên năm 2009 tôi chuyển sang trồng cây rau ngót. Vì đây là một loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thích hợp trên nhiều vùng đất và là món rau rất quen thuộc trong thực đơn của mọi gia đình, bởi nó cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể”.

Sau khi tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm, ông Dẫu được cơ quan khuyến nông địa phương hỗ trợ về kỹ thuật, máy móc trong canh tác, theo chương trình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế, ông Dẫu mạnh dạn đầu tư máy xới đất, máy phun thuốc cho vườn rau ngót của mình, qua đó năng suất và chất lượng sản phẩm đạt được rất cao.

 trong 6.000m2 rau ngot, thu nhap 1 trieu/ngay hinh anh 2

Chỉ 20 ngày sau trồng, có thể cắt hái được lứa rau ngót đầu tiên, sau đó tiếp tục chăm sóc các lứa tiếp theo có thể thu hái từ 10-15 ngày/lần. Ảnh minh hoạ

Không chỉ hỗ trợ về cơ giới hóa, cơ quan khuyến nông còn hướng dẫn ông Dẫu tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng với các hợp tác xã thu mua rau sạch, đúng chất lượng, số lượng và thời điểm giao hàng. Việc bán sản phẩm qua hợp đồng giúp nông dân không bị ép giá như bán qua thương lái, chợ đầu mối…

Theo đó, vườn rau 6.000m² của ông Dẫu có thể thu hoạch trung bình 100 - 120 kg/ngày bán cho Hợp tác xã Rau Phước An - đơn vị thu mua rau sạch theo hợp đồng tại huyện Bình Chánh, nhằm cung cấp cho các siêu thị trên địa bàn thành phố. Với giá bán từ 8.000 - 10.000 đồng/kg rau, ông Dẫu thu được khoảng 1 triệu đồng/ngày, sau khi trừ chi phí (công lao động, điện, nước, hao hụt máy móc…), ông Dẫu lãi khoảng 500.000 đồng/ngày.

 trong 6.000m2 rau ngot, thu nhap 1 trieu/ngay hinh anh 3

Khi trồng rau ngót, nên chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10-15cm. Mỗi hốc đặt 2 đoạn cành nằm nghiêng 15-200, vùi đất sâu 2/3, trừ lại 1/3 rồi lấp kỹ để cây nẩy nhiều chồi. Ảnh: I.T

Gần 7 năm “bén duyên” cùng cây rau ngót, khi được hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây, ông Dẫu tận tình chia sẻ: “Rau ngót là loại cây chăm sóc rất dễ, chỉ cần chọn cành mập có sức sống, cắt khoảng 20 - 25cm, đào hố giâm cành xuống đất theo hàng, theo lối là có thể sống được. Nhưng để cây phát triển tốt hơn, nên xới đất cho tơi xốp và tưới nước đầy đủ. Thời gian trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 3 tháng, sau đó khoảng 40 ngày lại cho thu hoạch lứa tiếp theo. Do thu hoạch liên tục, nên sau mỗi lần thu hoạch thì  cần bón phân cho cây và sau 6 tháng có thể bón thêm phân hữu cơ, để cây phát triển tốt hơn”.

Theo Hiếu Minh (Sài Gòn giải phóng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hiệu quả

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 30474

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60647413