06:53 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Khoái Châu mang lại hiệu quả cao

Chủ nhật - 23/02/2020 22:53
Khoái Châu (Hưng Yên) được đánh giá là huyện có nhiều thành công trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với nhiều mô hình mới, đạt hiệu quả cao, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
2.JPG
Nhiều gia đình ở xã Bình Minh trồng quất có thu nhập khá cao.

 

Quy hoạch đất để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Về Khoái Châu những ngày đầu Xuân Canh Tý, đi trên con đường đê uốn lượn như một dải lụa mềm, ôm lấy những bãi bồi của sông Hồng xanh ngút ngàn  những vườn chuối tiêu hồng, một sản phẩm của nông dân nơi đây.

Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết, ngay từ khi tái lập huyện (1999 – PV), chính quyền huyện Khoái Châu đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.

Năm 2005, UBND huyện thực hiện phát triển kinh tế theo  vùng, theo đó Khoái Châu thực hiện quy hoạch phát triển thành 4 vùng, trong đó vùng trồng lúa là các xã thuộc giáp ranh với đường 39; vùng nửa lúa, nửa màu là các xã thuộc trung tâm huyện; vùng chuyên màu và cây ăn quả thuộc các xã phía Bắc của huyện và vùng bãi sông Hồng.

Ngay từ những năm 2005, UBND huyện đã có chủ trương chuyển toàn bộ các xã Đông Tảo, Bình Minh, Đông Kết, Tứ Dân, Liên Khê, Dạ Trạch không trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả và các loại cây khác trên địa bàn  huyện là hơn 2.400ha, 1.600ha còn lại vẫn được nhân dân canh tác  lúa.

Khoái Châu có chủ trương phát triển đa dạng các loại cây trồng, phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng, phù hợp với từng loại cây có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, tuy nhiên không phát triển ồ ạt, diện tích trồng quá lớn, huyện xác định nhãn làn sản phẩm chủ lực với 1.671ha, vùng trọng điểm là Hàm Tử, Đông Kết, An Vĩ, Bình Kiều, Dạ Trạch… Bên cạnh đó là cây có múi, cây dược liệu...

Theo ông Quyết, sản phẩm chuối tiêu hồng của Khoái Châu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận “Chuối tiêu hồng Khoái Châu”. Chuối được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và là sản phẩm đang xuất khẩu ra nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập…

Hướng đi đúng và trúng

Theo ông Nguyễn Văn Tiến ở xã Đông Kết, từ khi chuyển đất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, gia đình ông đầu tư trồng 2ha nhãn (khoảng 200 cây), đây là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và là đặc sản của địa phương.

Trung bình ông thu được 300 triệu đồng/ha, mỗi năm khoảng  500 triệu đồng, gấp nhiều lần trồng lúa trước kia.

Ông Lê Hồng Thái ở xã Đông Tảo  cho biết, nhận thấy giống gà Đông Tảo trên địa bàn là đặc sản một thời, sau khi Nhà nước và chính quyền các cấp có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, gia đình  mạnh dạn đầu tư nuôi giống gà này. Không chỉ nuôi gà thịt, gia đình ông còn đầu tư mua sắm máy ấp trứng để bán con giống cho khách hàng. Nhờ đó, thu nhập bình quân lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, ông có điều kiện lo cho con cái ăn học và sắm sửa tiện nghi trong gia đình.

Ông Quyết cho biết thêm,  trên địa bàn của huyện hiện có một số mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp khá thành công, trong đó có Công ty TNHH Thuận Tâm Thành được hình thành từ trang trại trồng chuối, sản xuất xuất theo quy trình VietGAP, hàng năm sản xuất và tiêu thụ 5.000-7.000 tấn chuối, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Malaysia, Iran, Hàn Quốc khoảng 2.500 tấn.

Ông Quyết dẫn chứng, trên địa bàn một số xã, người dân chuyển đổi sang trồng quất cảnh, trị giá mỗi cây trồng trong bình gốm có giá lên đến tiền triệu thì mỗi dịp Tết đến Xuân về, nếu thuận buồm xuôi gió, sẽ có nguồn thu khá cao.

Theo ông Quyết, toàn huyện hiện có khoảng 270ha nghệ, trên diện tích này trồng xen canh  một vụ lạc. Với giá bán trung bình  8.000 đồng/kg, nghệ cho thu khoảng 230 triệu đồng/ha, cộng với thu từ lạc hơn 40 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa.

Như vậy, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thực sự đã phát huy được hiệu quả, cuộc sống của người dân Khoái Châu không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đây là hướng đi đúng và trúng mà Khoái Châu đã triển khai thực hiện, giúp huyện sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

 Ngọc Thủy/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 37806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150848

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72833557