21:01 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi đời nhờ chăn nuôi heo ngoại khép kín

Chủ nhật - 28/09/2014 03:16
Nhờ mạnh dạn đầu từ và học hỏi kỹ thuật chăn nuôi heo ngoại sinh sản khép kín mà anh Nguyễn Hữu Huyền, xã Tịnh Thọ được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi heo với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

 

Trang trại với số lượng trên 100 con heo của ông Nguyễn Hữu Huyền xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh

Trang trại với số lượng trên 100 con heo của ông Nguyễn Hữu Huyền xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh

 

Khởi điểm từ vùng quê nghèo, mỗi năm nếu chỉ dựa vào 2 vụ lúa thì không để trang trải cuộc sống nên ông Nguyễn Hữu Huyền, 49 tuổi ở xóm 4, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi xác định chỉ có chăn nuôi mới có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, năm 2000 ông Huyền tiến hành nuôi heo nội, sau 1 năm nuôi khoảng 2 heo nái và 40 heo thịt thì sau khi bán mỗi lứa gia đình ông thu lãi từ 5 đến 7 triệu đồng. Ông Huyền cho biết, với lợi nhuận như vậy so với trồng lúa thì đã cao rồi, từ đó nhân rộng đàn lên, nuôi từ 2000 đến năm 2007 thì hằng năm trừ chi phí còn lãi từ 10 đến 12 triệu đồng. Mặc dù vậy, ông thấy nuôi heo nội vẫn không cho lãi cao nên năm 2007 khi huyện có mô hình nuôi theo thịt hướng nạc khép kín, ông đã đăng ký tham gia và được trạm khuyến nông huyện cấp cho 10 con heo nái ngoại.

Ông Huyền cho biết: đầu tiên tiếp cận với con heo ngoại thì dịch bệnh cũng khác và cũng gặp một số khó khăn trong quá trình chăm sóc nhưng trong quá trình chăn nuôi thì tìm tòi học hỏi, đi học các lớp thú y do trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức và đi tập huấn tại trung tâm huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng ở Bình Dương, nhờ đó nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăm sóc heo ngoại nên từ đó đến nay thì tình hình dịch bệnh luôn được khống chế, vì vậy chưa có thiệt hại đáng kể về kinh tế xảy ra. Ngoài việc làm chuồng trại cơ bản, thoáng rộng, anh còn đầu tư mua thêm máng ăn tự động và giường đẻ cho heo. Nhờ vậy trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, có lúc lên đến trên 100 con heo song công sức bỏ ra lại ít, không quá vất vả.

Nguồn thức ăn sử dụng cho heo, chủ yếu là cám hỗn hợp dạng viên và được đổ đầy trong các máng ăn tự động. Cám sẽ chảy xuống từ từ, ít hay nhiều là do nút điều chỉnh trên máng, do vậy có thức ăn thường xuyên cho heo ăn được suốt ngày. Đối với heo nái sinh sản, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên thông thường cứ một vài tháng là có 2 - 3 con đẻ, mỗi con heo nái sinh sản trung bình 12 - 15 con/lứa. Với quy trình chăn nuôi heo nái ngoại sinh sản khép kín nên anh luôn chủ động được nguồn heo giống, hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Hiện nay trang trại của ông Huyền có khoảng 100 con heo các loại, 15 nái sinh sản, 3 con đực để khai thác tinh, mỗi lứa xuất bán khoảng 2 tấn thịt heo thu về từ 15 đến 17 triệu đồng/tấn, mỗi tháng trừ chi phí ông thu lãi khoảng 30 triệu.  Không dừng lại ở đó, tận dụng diện tích đất vườn còn trống nên ông đã nuôi thêm gà lấy thịt, với 10 con gà mẹ hiện nay đàn gà nhà ông đã hơn 100 con, mỗi tháng ông có thêm 3 triệu đồng thu nhập từ đàn gà.

Bên cạnh đó, nhờ nuôi heo theo hướng công nghiệp nên thời gian còn lại gia đình ông Huyền còn mở thêm dịch vụ mua bán thức ăn gia súc thì cũng mang lại thu nhập hằng tháng khoảng trên 2 triệu. Tổng doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ, sau khi trừ chi phí xong thì gia đình ông còn lãi khoảng 350 đến 400 triệu đồng. Ông Huyền mong muốn trong thời gian đến, gia đình rất mở rộng quy mô chăn nuôi nhưng thực tế chăn nuôi trong khu dân cư thì sợ ô nhiễm môi trường. Vì vậy rất mong muốn UBND xã Tịnh Thọ sẽ có kế hoạch để đưa các trang trại lên các điểm tập trung xa khu dân cư, khi đó gia đình sẽ mở rộng thêm được nhiều nữa

 

Ngoài việc tự làm giàu từ trang trại chăn nuôi heo, ông Huyền còn giúp đỡ các bà con nghèo phát triển kinh tế bằng cách đầu tư heo giống và thức ăn chăn nuôi để các hộ dân tự nuôi heo, sau khi xuất chuồng thì gia đình ông mới thu tiền heo giống và tiền thức ăn. Nhờ đó, nhiều hộ dân trong xã Tịnh Thọ đã có điều kiện phát triển kinh tế, nuôi con ăn học đàng hoàng. Với những kết quả đạt được từ chăn nuôi, ông Huyền đã được Hội nông dân tỉnh công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong 10 năm liền từ năm 2000 đến năm 2010.

Theo Hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 241


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1175718

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72858427