14:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp cho mô hình nông nghiệp thông minh

Thứ hai - 25/05/2015 22:04
Luân canh tôm - lúa được đánh giá là mô hình sản xuất của tương lai khi ngày càng thể hiện nhiều ưu thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Mô hình tôm - lúa cho hiệu quả bền vững

Mô hình tôm - lúa cho hiệu quả bền vững

Trong mô hình luân canh tôm - lúa, thời gian thả tôm giống trong tháng 11 - 12 hay tháng 2 - 3 (âm lịch), còn thời gian xuống giống lúa từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 âm lịch. Thường nông dân thả tôm với mật độ 3 - 7 con/m2, năng suất 350 - 500 kg/ha, cỡ tôm thu hoạch 20 - 40 con/kg, giá bán 140.000 - 250.000 đồng/kg. Còn đối với canh tác lúa, canh tác chủ yếu là các loại giống như Hai bông, OM 4900, OM 6162...; năng suất 3,5 - 4 tấn/ha. Canh tác theo mô hình tôm - lúa có thể đạt lợi nhuận trên 60 triệu đồng/ha. Đặc biệt giúp giảm rủi ro dịch bệnh.

Ưu thế rõ rệt

Thực tế sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không không xảy ra “xung đột” nào trong quá trình sản xuất mà còn là mô hình sản xuất rất “thông minh”. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, đến khi mưa xuống nước ngọt trở lại thì lại lấy vào trồng lúa. Khi hệ thống luân canh tôm - lúa xuất hiện thì nước mặn được đưa vào nuôi tôm, sau đó chuyển sang vụ lúa; khi nước ngọt thì cả hai đối tượng này đều phát triển tốt.

Trong hệ thống canh tác tôm - lúa, sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa trở nên màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng nhỏ phân là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa. Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người thực hiện mô hình phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70 - 80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa nên các chất độc hại trong nuôi tôm được giảm thiểu, hạn chế được tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn lâu dài; đồng thời cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ao tôm ổn định hơn nên khi nuôi tôm không cần phải sử dụng nhiều thuốc, hóa chất dẫn đến chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận tăng cao.

Ngoài ra, canh tác tôm - lúa giúp hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, thích ứng điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí tượng, thủy văn, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); từ đó giúp nâng cao giá trị hàng hóa cho cả tôm và lúa.

Cần tháo gỡ khó khăn

Hiện nay các vùng sản xuất tôm - lúa nằm xen lẫn trong các khu nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ nên vấn đề quản lý nguồn nước, quản dịch bệnh đối với mô hình tôm - lúa chưa chặt chẽ. Người nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhiều. Còn thiếu sự liên kết, hợp tác trong cộng đồng từng khu vực và giữa các bên liên quan.

Do vậy, để mô hình tôm - lúa phát triển mạnh trong thời gian tới, cần có quy hoạch hợp lý để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng hợp tác. Tăng cường tập huấn kỹ thuật cả về lúa và tôm, nhất là về quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh trên tôm nuôi. Tổ chức các điểm trình diễn mô hình điểm để nông dân học hỏi kinh nghiệm. Người dân cần liên kết và hợp tác với nhau để cải tạo đất và thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch đồng loạt... 

>> Mô hình luân canh tôm - lúa cũng giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm, từ đó giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 388

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 364


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1067615

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294930