04:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HLV Thái Nguyên: Phát triển VAC hàng hóa

Thứ sáu - 06/11/2015 09:03
Phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) luôn được các cấp Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên chú trọng. Mục tiêu là vận động, hướng dẫn và khuyến khích hội viên, nông dân nâng cao đời sống từ chính mảnh đất của mình.
 

Từ trồng chè và chăn nuôi, gia đình anh Triệu Văn Long, xóm Dạt, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) đã vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hộ gia đình qua mô hình kinh tế VAC và tái cơ cấu kinh tế nông thôn, ngành nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên  đã chủ động xây dựng những mô hình điểm, cách làm mới hiệu quả để hội viên, nông dân học tập; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên; lựa chọn các giống cây - con đem lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

Hội Làm vườn huyện Phú Lương là một trong những đơn vị điển hình có nhiều thành tích trong công tác Hội. Để phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu phát triển mạnh mẽ, huyện Hội đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh tế tập thể. Điển hình là mô hình nuôi cá tập thể tại xóm Ó, xã Yên Lạc, sau 2 năm đã cho thu hoạch 5 tấn, trừ chi phí, lãi 20 triệu đồng/năm; mô hình trồng cây dược liệu tại xã Yên Ninh, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đưa các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình cánh đồng một giống tại các xã Phấn Mễ, Vô Tranh, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Động Đạt, Yên Đổ, Ôn Lương; dự án trồng cây dược liệu (đinh lăng) ở các xã: Ôn Lương, Hợp Thành; cây ba kích tại xã Vô Tranh; cây thìa canh tại xã Yên Ninh… Ngoài ra, còn có nhiều  mô hình sản xuất kinh doanh giỏi như sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của gia đình bà Nguyễn Thị Nga, Chi hội Cây Châm; nuôi rắn thương phẩm của gia đình ông Bạch Đình Thoại, Chi hội Thái An, cùng ở thị trấn Đu…

Từ năm 2001, gia đình ông Hoàng Văn Tung, hội viên Chi HLV xóm Lý Nhân, xã Bá Xuyên (TP.Sông Công) bắt đầu cải tạo vùng đồi gò trước đây trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, keo) hiệu quả kinh tế thấp để trồng cây ăn quả với diện tích 1,9ha. Trên diện tích này, ông trồng 1.000 cây bưởi Diễn, dưới tán bưởi trồng xen các loại quất, dứa để tăng thu nhập. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi ong mật với quy mô 60 đàn. Nhiều năm qua, gia đình đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và phổ biến kinh nghiệm cho các hội viên như: xử lý cho dứa ra quả trái vụ; đặt bẫy sinh học để bắt ruồi vàng gây hại bưởi Diễn… Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên mô hình ­mang lại nguồn thu khá lớn. Năm 2014, tổng thu của gia đình ông Tung là 250 triệu đồng (đã trừ chi phí). Ngoài ra, gia đình ông còn giúp đỡ các hội viên khác trong Chi hội về kỹ thuật, vốn, giống, tạo việc làm thường xuyên cho 4 hội viên với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Hội viên Phạm Minh Mộc (xóm Lạc Nhiêu, xã Bộc Nhiêu) là một trong những điển hình trong phát triển kinh tế VAC của Hội Làm vườn Định Hóa. Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của gia đình ông được hình thành từ năm 2000. Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, vốn đầu tư còn hạn chế nên gia đình ông chăn nuôi quy mô nhỏ. Nhờ tham gia các lớp tập huấn do Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân, Hội Làm vườn tổ chức, ông đã nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi. Hiện, trên diện tích 1.600m2, gia đình ông xây 4 dãy chuồng nuôi từ 8.000-10.000 con gà; trang trại thường xuyên có 3.000-5.000 con gà đẻ trứng; số trứng thu được từ 3.200-3.500 quả/ngày. Bình quân mỗi tháng trang trại của gia đình ông bán trên 10 vạn quả trứng, lợi nhuận bình quân 40- 50 triệu đồng. Ngoài bán trứng thương phẩm, mỗi năm gia đình ông còn bán ra thị trường 4-5 tấn gà thịt, doanh thu đạt 200-300 triệu đồng/năm. Ngoài chăn nuôi, gia đình ông còn có nguồn thu nhập từ trồng 0,5ha bí xanh, mướp đắng, rau xanh các loại và 3ha rừng; nuôi 5 con bò lai Sind.

Nói về sự đi lên của phong trào, bà Đào Thị Dung, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Những năm qua, Hội thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, tổ chức tập huấn tiến bộ kỹ thuật cho hội viên. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã mở 26 lớp dạy nghề cho 297 hội viên; tập huấn, hội thảo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với 52.780 hội viên tham gia. Phong trào kinh tế VAC, trang trại, gia trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường; giúp hội viên phát triển mạnh các dịch vụ, ngành nghề, nhất là chế biến nông sản để giúp tiêu thụ sản phẩm; giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định tại địa phương.

Quỳnh Mai

 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 36112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 596382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70823697