05:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HLV Thái Nguyên và phong trào “thay áo” vườn tạp

Thứ ba - 20/01/2015 02:22
Nhiều năm trở lại đây, Hội Làm vườn (HLV) Thái Nguyên đã tích cực vận động, khuyến khích hội viên mạnh dạn làm giàu, phát triển kinh tế VAC để nâng cao thu nhập. Theo đó, Hội chủ động xây dựng mô hình điểm, cách làm ăn mới, vì vậy, số hội viên khá - giàu từ trang trại, gia trại ngày càng tăng.

Thay đổi tư duy

Không bằng lòng với những cây, con có giá trị kinh tế thấp, hội viên HLV Thái Nguyên đã  thay “áo” cho vườn tạp, mạnh dạn chặt bỏ những cây trồng cho thu nhập thấp, đưa các loại cây ăn trái có giá trị cao và thị trường tiêu thụ vào canh tác như: thanh long ruột đỏ, na, nhãn muộn; mở rộng mô hình nuôi ong, trâu - bò thịt, lợn rừng…

HLV Thái Nguyên tặng cây giống cho đồng bào Mông, xã Dân Tiến.

Ông Hoàng Văn Hãn, xã Tràng Xá (Võ Nhai) cho biết, ông có trang trại rộng 2ha, đã trồng cây ăn trái trên 10 năm nay. Vài năm trở lại đây, ông mạnh dạn chặt bỏ những loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp để trồng bưởi Diễn, nhãn muộn... Kết quả là, nhãn muộn cho giá trị kinh tế cao gấp rưỡi nhãn thường, đạt 35.000 - 40.000 đồng/kg (nhãn thường 25.000 đồng/kg). Mặc dù mới cho thu hoạch nhưng lãi ròng từ cây nhãn năm 2013 đã đạt 15 triệu đồng; năm 2014 đạt trên 20 triệu đồng từ bưởi Diễn. Hiện, ông còn 1.600 quả bưởi Diễn đang chờ phục vụ Tết Nguyên đán 2015. Được biết, đây là mô hình được Trung ương HLV Việt Nam và tỉnh hỗ trợ  giống, kỹ thuật.

Tương tự, ông Chu Thanh Hải cũng có 500 trụ thanh long ruột đỏ, là cây trồng mới du nhập về Tràng Xá vài năm nay, kết hợp với nuôi trâu, lợn thịt, cá trên diện tích 3.000m2; 500 con gà thả trên 2ha rừng keo, bạch đàn, cộng với 2ha ngô, 1ha lúa,  lãi ròng 300 - 400 triệu đồng/năm. Nhờ làm ăn khoa học, đạt hiệu quả cao, năm 2012, ông được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ở Định Hoá, bà con đã thay thế cây ăn trái không hiệu quả bằng cây dược liệu. Ông Lưu Đức Chiều, xã Quy Kỳ (Định Hoá) cho biết, ông có 1ha trang trại nuôi lợn siêu nạc với 100 nái, thời điểm cao nhất có 1.000 lợn thịt, đầu ra khá ổn định; 7ha rừng, 7 sào ao nuôi cá, ba ba và 2 mẫu vườn trồng hoa màu. Hai năm gần đây, ông mạnh dạn chuyển gần 1 sào sang trồng cây dược liệu (ba kích), thu lãi 400-500 triệu đồng/năm.   

Những năm gần đây, Thái Nguyên còn nổi tiếng với nghề nuôi ong mật. Ông Từ Xuân Hiền, Phó chủ tịch HLV, Chi hội trưởng Hội Nuôi ong xã Đồng Đạt (Đồng Hỷ), cho biết: “Nghề nuôi ong ở Đồng Đạt đã có vài chục năm nay, nhưng một thời gian (từ 1998 -2004) tạm lắng do dịch bệnh, phải đến năm 2005- 2006 mới khôi phục như ngày nay. Đặc biệt, được sự quan tâm của Trung ương HLV Việt Nam  mở 2 lớp học nghề nuôi ong, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến từ nuôi đõ sang nuôi thùng; tận dụng thùng xốp để giảm giá thành, phong trào nhanh chóng phát triển và nở rộ như ngày nay.

Hiện, Đồng Đạt có trên 100 hộ nuôi ong, hộ nhiều nhất 100 thùng (100 đàn ong), sản lượng khoảng 4 - 5 tạ mật, thu lãi 80 - 100 triệu đồng/năm. Bà con đã hợp tác với nhau trong việc quảng bá, giới thiệu và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, vì vậy đến tháng 8/2014 lượng mật trong dân đã tiêu thụ hết.

Ông Hiền cho biết thêm, tuy những người nuôi trên 100 thùng có cái khó là  phải gửi vào những vùng có rừng để đủ thức ăn cho ong nhưng nói chung nghề nuôi ong ở Đồng Đạt đang phát triển ổn định. Các hộ nuôi ong tiêu biểu của xã như: ông Nông Văn Khanh có 100 thùng ong mật, 400 thùng ong giống; ông Hoàng Văn Cường 70 thùng (dự kiến năm 2015 có trên 100 thùng), ông Hoàng Văn Nghĩa 70 thùng...

Xông xáo cùng hội viên

Đã có hàng chục năm xuống đồng, ra vườn, xông xáo cùng hội viên, bà Đào Thị Dung, Chủ tịch HLV Thái Nguyên, cho biết: “Hội chúng tôi chưa làm được nhiều, nhưng những mô hình của Hội khá vững chắc, đúng là của hội viên HLV thực hiện, không giống như các địa phương khác, 1 mô hình có thể có nhiều tổ chức Hội cùng nhận “đỡ đầu”. Thông qua Hội, bà con được hướng dẫn, tư vấn về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đầu ra sản phẩm một cách chắc chắn, tin cậy nhất. Vì vậy, niềm tin của họ đối với Hội ngày càng cao”.

Thái Nguyên hiện có 150 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội với 1.254 chi Hội; trong năm qua Hội đã kết nạp được 303 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 30.362 người. Số quỹ Hội thu được là 1.501.950.000 đồng.

Tỉnh Hội đã hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên. Chú trọng công tác vận động, khuyến khích hội viên mạnh dạn làm giàu, phát triển kinh tế VAC, nâng cao đời sống một cách vững chắc.

Theo đó, trong năm 2014, Hội đã tổ chức được 8 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng thức ăn vi sinh cho gần 300 hội viên. Tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm nuôi ong mật và sản xuất hàng hoá nhằm củng cố câu lạc bộ nuôi ong. Lựa chọn hộ tham gia trồng thử nghiệm dâu Đài Loan, bưởi da xanh tại phường Cam Giá (TP.Thái Nguyên); na ruột đỏ tại La Hiên (Võ Nhai); hiện, dâu, bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống 90%.

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được Hội chú trọng, Trung tâm dạy nghề VAC của Hội đã tổ chức được 1 lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà, với 30 hội viên tham gia, kết thúc lớp học mỗi học viên được cấp 25 con gà giống để thực hành. Phối hợp với Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên mở 2 lớp nghề cho 60 hội viên. Phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thái Nguyên tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho 100 hội viên sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè mang chỉ dẫn địa lý Tân Cương. Tổ chức lễ bàn giao mô hình “Trồng thâm canh bưởi Diễn theo hướng GAP” cho 2 xã Tràng Xá, Dân Tiến (Võ Nhai). Tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ 100% cây giống (500 cây) cho đồng bào Mông ở Võ Nhai. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh đã mở được 57 lớp dạy nghề cho 2.188 hội viên; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp cho 64.087 hội viên. Tiếp tục chương trình cải tạo vườn tạp với 2 giống cây chanh tứ quý, bưởi Diễn, tổng diện tích 7ha, các hộ tha­m gia được hỗ trợ 40% giá giống, 15% giá phân bón. 

Điều đáng ghi nhận nữa là, năm 2014, tại lễ tuyên dương điển hình tiên tiến làm khuyến nông VAC giỏi toàn quốc (2009 - 2014), Hội đã nhận được 3 Bằng khen của HLV Việt Nam cho 2 tập thể: HLV tỉnh, HLV huyện Phú Bình và 1 cá nhân. Đặc biệt, hộ ông Lưu Đức Chiều (HLV Định Hoá) là 1 trong 25 điển hình tiên tiến được nhận bảng vàng vinh danh cá nhân làm VAC giỏi do Bộ Nông nghiệp và PTNT, HLV Việt Nam trao tặng. Đây vừa là những phần thưởng xứng đáng vừa là mục tiêu để các cấp HLV Thái Nguyên phấn đấu trong thời gian tới.

Dương An Như
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 334

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 332


Hôm nayHôm nay : 46160

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 418987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73465958