Nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu ổn định, bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”, Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) xây dựng thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu mía” (CĐMM) tại TP Vị Thanh và huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Đây được xem là một bước đột phá mới trong SX.
Sự ra đời của mô hình CĐMM được xem là một bước đột phá
Mô hình CĐMM do Bộ phận khuyến nông Casuco phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện thí điểm đầu tiên trong vùng mía nguyên liệu của Casuco.
Ông Huỳnh Văn Măng, Giám đốc Bộ phận khuyến nông Casuco, cho biết: "Để chuẩn bị cho quá trình thực hiện, Casuco đã xác định bộ giống mía trong mô hình; ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh SX mía; xây dựng quy trình canh tác chuẩn cho cây mía để đạt năng suất và chất lượng; từng bước hướng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung cho công ty hoạt động ổn định và hiệu quả.
Ngoài ra, việc xác định địa điểm thực hiện được dựa trên cơ sở quy hoạch vùng trồng mía tại địa phương. Vùng đó phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hạ tầng kinh tế, xã hội hoàn chỉnh như có đê bao khép kín, chủ động tưới tiêu... nhằm đảm bảo cho việc tổ chức SX và bán sản phẩm sau thu hoạch.
Đặc biệt, phải có tiềm năng mở rộng diện tích khi mô hình CĐMM thành công. Nông dân trồng mía được tập huấn kỹ thuật canh tác và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng các giống mía mới theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Phía Casuco sẽ xây dựng quy trình canh tác, tổ chức cung ứng giống mía, phân bón, vật tư nông nghiệp và ký hợp đồng bao tiêu mía cho nông dân…".
Với những quyền lợi thiết thực từ mô hình CĐMM mang lại, nhiều hộ dân đã tự nguyện làm đơn xin đăng ký tham gia.
Ông Trần Văn Hùng ở ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến cho biết: “CĐMM do Casuco khởi xướng bước đầu cho thấy có nhiều tín hiệu khả quan và mở ra hướng đi mới cho người trồng mía. Bởi, khi tham gia vào mô hình, bà con được hỗ trợ tiền mua phân, tập huấn kỹ thuật canh tác, đầu tư nguồn mía giống chất lượng.
"Tuy chỉ mới triển khai thí điểm tại 2 địa phương, nhưng mô hình đã thật sự được bà con đón nhận và đồng tình hưởng ứng. Hiện mỗi cánh đồng đã có trên 50 hộ đăng ký tham gia, với tổng diện tích gần 50 ha, tin rằng, đây sẽ là những thành quả bước đầu làm động lực giúp Casuco tiếp tục phát triển mô hình trong thời gian tới", ông Măng chia sẻ. |
Đặc biệt, tạo điều kiện cho người dân bán mía được thuận lợi, giới thiệu tổ thu mua đến mua mía, hỗ trợ thuê phương tiện vận chuyển mía trong thời buổi khó kiếm nhân công thu hoạch và chuyên chở như hiện nay, được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm... Hiện tại, 6 công mía của tôi đều nằm trong mô hình CĐMM".
Chủ nhiệm Câu lạc bộ nông dân trồng mía ấp Mỹ Hiệp 3 Nguyễn Văn Thơ phấn khởi nói: “Việc Casuco triển khai thực hiện CĐM cho cây mía là rất hay. Đây là động lực thúc đẩy người trồng mía có cơ hội làm giàu và kết nối thành một tập thể để chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong quá trình SX”.
Theo quy hoạch, mỗi mô hình có diện tích từ 20 - 50 ha, Casuco tiến hành đầu tư giống 3 ha cho một CĐMM để nông dân tự nhân giống, 2 máy bơm nước D15 và các chi phí tập huấn, tham quan - hội thảo đầu bờ.
Bên cạnh đó, những hộ có điều kiện khó khăn, công ty còn hỗ trợ vốn đầu tư không lãi suất để bà con mua phân bón phục vụ SX. Sau khi rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai của 2 CĐMM, vụ mía 2014 - 2015, Casuco sẽ phối hợp với địa phương xây dựng ít nhất 10 mô hình, mỗi mô hình có diện tích trên 50ha.
Ông Huỳnh Văn Măng cho biết thêm: "Sự ra đời của mô hình CĐMM được xem là một bước đột phá, một hướng đi mới nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh giữa cây mía với các loại cây trồng khác, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” trong SX đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời chia sẻ phần nào khó khăn, cũng như tạo điều kiện cho người trồng mía an tâm SX trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và giá cả sinh hoạt ngày một leo thang như hiện nay".
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn