06:02 EDT Thứ tư, 22/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả mô hình nuôi cá - heo an toàn sinh học

Thứ hai - 21/12/2015 22:27
(Thủy sản Việt Nam) - Chăn nuôi heo, cá theo kiểu truyền thống ngày càng nhiều rủi ro dịch bệnh. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học mở ra hướng đi đúng, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, bớt rủi ro, hướng tới chăn nuôi sạch tại Bạc Liêu.

Phát huy hiệu quả

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo kết hợp thả cá đã không còn xa lạ đối với nông dân huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Thực tế khẳng định, đây là mô hình phù hợp điều kiện sản xuất ở nông thôn, vì tận dụng được diện tích sẵn có của nông hộ, nguồn thức ăn thừa, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nhàn ở địa phương; đồng thời, giải quyết triệt để lượng chất thải lớn từ chăn nuôi heo để nuôi cá, tránh gây ô nhiễm môi trường; từ đó cải thiện thu nhập cho người dân.

Áp dụng thành công mô hình này hơn 10 năm qua, hộ Lê Hồng Anh - Đặng Minh Đức (ấp Bà Chăng B, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) cho biết: “Với quy mô thực hiện hơn 130 con heo (nái, thịt…) và 3 ao cá 4.000 m2, mỗi năm thu nhập ổn định 0,8 - 1 tỷ đồng, thu lãi 200 - 250 triệu đồng/năm”. Theo ông Đặng Minh Đức (chồng bà Lê Hồng Anh), để thực hiện mô hình cá - heo thành công, phải nắm vững và áp dụng sáng tạo các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, xử lý kịp thời có hiệu quả tình huống bất lợi có thể xảy ra; ngoài ra, đầu tư thật kỹ về cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn vốn phục vụ sản xuất, cũng là yếu tố quyết định thành công của mô hình này. Năm 2009, mô hình sản xuất cá - heo này được Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Kinh tế sản xuất trang trại”.

mô hình nuôi cá - heo an toàn sinh học

Cá rô phi là đối tượng thích hợp cho mô hình nuôi cá - heo - Ảnh: Thanh Nhã

 

Chia sẻ kinh nghiệm

Qua nhiều năm thực hiện mô hình này thành công, bà Lê Hồng Anh rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất đem lại hiệu quả cao.

Đối với nuôi heo: Chuồng trại cần xây dựng bằng gạch kiên cố có diện tích 20 - 30 m2, được chia thành 20 - 25 ô chuồng (mỗi ô 1,2 - 1,3 m2). Khi heo mới cai sữa, bố trí nuôi với mật độ 2 - 3 con/m2; sau đó, sang thưa dần để nuôi heo thịt, từ tháng thứ 2 trở đi nuôi với mật độ 1,2 - 1,4 m2/con. Chuồng heo mái lá hoặc tôn, cao 3 - 4 m, thoáng mát, nhận được ánh sáng buổi sáng, tránh nóng bức buổi chiều, tránh được mưa tạt gió lùa, ấm áp mùa đông, mát mẻ mùa hè

Trong quá trình nuôi, thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý: Giai đoạn heo còn nhỏ cần chế độ cho ăn đặc biệt, tiêm phòng đầy đủ… để heo con khỏe, sinh trưởng tốt, lớn nhanh, đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nuôi với hình thức trang trại nên sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp trộn các dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết được phép sử dụng đảm bảo điều kiện tốt nhất cho heo phát triển. Cùng đó, cần thực hiện tốt các khâu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ hoặc đột xuất khi điều kiện môi trường thay đổi đột ngột để tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

Đối với nuôi cá: Bố trí diện tích ao nuôi phù hợp số lượng đàn heo trong trang trại, với quy mô 100 - 130 heo, cần diện tích ao 3.500 - 4.000 m2. Chọn các đối tượng cá nuôi thích nghi điều kiện tự nhiên, nuôi với hình thức thả ghép nhiều đối tượng (cá tra, rô phi…); mật độ 10 con/m2 để tận dụng triệt để thức ăn thừa. Cần duy trì mực nước ao 1,2 - 1,5 m và theo dõi chất lượng nước thường xuyên để cải thiện năng suất, chất lượng cá nuôi.

Tham quan trang trại nuôi heo kết hợp thả cá được nuôi theo hình thức an toàn sinh học của hộ Lê Hồng Anh - Đặng Minh Đức, có thể thấy, sở dĩ thành công là do chủ hộ đã vận dụng sáng tạo tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (bố trí đối tượng nuôi hợp lý, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tiêu độc khử trùng cho chuồng nuôi heo hoàn chỉnh, quản lý tốt sức khỏe vật nuôi thông qua việc cho ăn đủ về lượng, đảm bảo về chất…). Mặt khác, về nuôi cá, trước mỗi vụ đều cải tạo thật kỹ, diệt cá tạp, xử lý, gây màu nước thật kỹ trước khi thả cá; ao nuôi bố trí gần kênh rạch để thuận tiện thay nước khi cần. Với cách làm hợp lý này, đã hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất không cần thiết trong quá trình nuôi; chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá cao khi xuất bán.

Thực tế cho thấy mô hình cá - heo tương đối dễ thực hiện, phù hợp điều kiện sản xuất ở nông thôn, mang lại hiệu quả cao, tùy khả năng nông hộ để chọn hình thức đầu tư phù hợp.

>> Năm 2015, từ mô hình này, hộ Lê Hồng Anh - Đặng Minh Đức đã xuất bán 4 đợt heo thịt với khoảng 40 tấn (giá bình quân 28.000 đồng/kg) và 6 tấn cá (giá bình quân 12.000 đồng/kg).

Trần Thiện 
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 358

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 58584

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1249826

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61571783