21:49 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ hai - 17/09/2018 21:38
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long, rau màu,... bước đầu mang lại thu nhập cao.
Thanh long là cây trồng được nhiều nông dân ưu tiên lựa chọn chuyển đổi

Thanh long là cây trồng được nhiều nông dân ưu tiên lựa chọn chuyển đổi

Lợi nhuận tăng so với trồng lúa

Chủ trương chuyển đổi sản xuất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, thích ứng biến đổi khí hậu được nông dân trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện, trong đó, thanh long là cây trồng được nhiều người lựa chọn. Hiện tại, toàn tỉnh có trên 10.310ha thanh long, tập trung ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa,... và TP.Tân An, tăng hơn 1.000ha so với đầu năm 2018.

Tại huyện Tân Trụ, diện tích trồng thanh long tăng nhanh, hiện có khoảng 818ha (tăng 540ha so với thời điểm đầu năm 2018). Ông Ngô Văn Nhàn, ngụ ấp Bình Điện, xã Bình Tịnh, mỗi năm thu tiền tỉ nhờ chuyển đổi 1,5ha đất trồng lúa sang trồng thanh long ruột đỏ. Theo ông Nhàn, lúc trước, ấp Bình Điện chỉ chuyên canh lúa, thời gian gần đây, nhiều người chuyển sang trồng thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. “Khi bắt đầu trồng thanh long, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn về kỹ thuật và học hỏi thêm kinh nghiệm từ sách, báo. Để thanh long ruột đỏ phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng cao, trước khi trồng, tôi bón lót hỗn hợp phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, mụn dừa,...

Sau 12 tháng, thanh long cho trái chiến (trái bói) và từ 18 tháng trở đi, thanh long cho thu hoạch với năng suất ổn định, bình quân từ 18-20 tấn/ha, nếu giỏi thâm canh có thể đạt 30-40 tấn/ha. Hiện thanh long của gia đình tôi khoảng hơn 2 năm tuổi, mỗi năm, thu hoạch 1 vụ chính từ tháng 5 đến tháng 8. Thời điểm này, giá thanh long trên thị trường thường giảm. Ngoài diện tích lúa, vụ Hè Thu 2018, trên địa bàn tỉnh có 4.452,4ha rau màu; 300ha đậu phộng; 104ha bắp; 886,1ha sen; 2.969ha khoai mỡ; 9.438ha chanh; trên 10.310ha thanh long.

Tránh thu hoạch vào thời điểm thanh long mất giá, tôi áp dụng kỹ thuật xông đèn để thanh long cho thu hoạch trái vụ, bán với giá cao, hiệu quả kinh tế lớn. Hiện nay, thanh long ruột đỏ có giá từ 27.000-30.000 đồng/kg.Sau khi trừ chi phí, tôi lãi 15.000-17.000 đồng/kg” - ông Nhàn cho biết. Giống như ông Nhàn, anh Nguyễn Thái Bình, ngụ xã Nhựt Ninh, chuyển hơn 1ha đất trồng lúa sang trồng thanh long. Anh Bình nói: “Hiện tôi có 0,8ha thanh long đang cho trái. Với giá bán 27.000 đồng/kg, lãi hơn trồng lúa gấp nhiều lần”.

Chủ tịch UBND xã Bình Tịnh - Phan Minh Thắng cho biết: “Toàn xã có 98,3ha thanh long, tăng gần 90ha so với năm 2016 và chiếm 1/3 diện tích đất trồng trọt của xã. Diện tích tăng nhanh do nông dân chuyển từ diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long. Dự tính đến cuối năm 2020, toàn xã có 150ha thanh long, nhưng với tốc độ chuyển đổi nhanh như hiện nay thì nhiều khả năng cuối năm 2020, diện tích vượt kế hoạch. Trước tình hình trên, địa phương hỗ trợ nông dân kỹ thuật, đầu tư điện, hệ thống tưới tiêu và chính sách vay vốn trong sản xuất; vận động nông dân thành lập hợp tác xã thanh long”.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Trụ - Đoàn Văn Hoàng thông tin: “Thời gian tới, để bảo đảm cho nông dân sản xuất hiệu quả, phòng nông nghiệp phối hợp các xã nắm lại những diện tích đã chuyển đổi và có nhu cầu chuyển đổi để xây dựng các phương án hỗ trợ, vận động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo hướng VietGAP để bảo đảm các tiêu chuẩn đầu ra. Khó khăn nhất của nông dân hiện nay là đầu ra nông sản.Dự tính cuối năm 2018, diện tích thanh long trên địa bàn huyện sẽ tăng lên khoảng 1.000ha. Ngoài cây thanh long, nông dân còn chuyển sang trồng rau màu và cây lâu năm như mít (42ha) từ đất lúa kém hiệu quả”.

Tại huyện Bến Lức, nông dân cũng chọn trồng thanh long thay cho diện tích lúa, mía,... kém hiệu quả. Theo Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa - Phạm Văn Trài, thanh long là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện toàn xã có hơn 100ha thanh long (toàn huyện hiện có 281,5ha). Theo đánh giá của nhiều nông dân, chất lượng trái thanh long được trồng tại Bến Lức không thua những địa phương khác.

Sự hỗ trợ từ ngành chức năng

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT - Lê Văn Hoàng, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua giúp đời sống người dân từng bước được nâng cao. Thời gian tới, ngành tiếp tục xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài việc lựa chọn những giống mới phù hợp, năng suất, giá trị kinh tế cao đưa vào thí điểm, ngành nông nghiệp sẽ nhân rộng những giống cây trồng, vật nuôi đã và đang mang lại hiệu quả cao theo hướng quy mô sản xuất hàng hóa, liên kết với thị trường bên ngoài, giúp nông dân tăng thu nhập.

“Sở và các đơn vị liên quan trong ngành phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nên bước đầu nông dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Thời gian tới, sở tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, áp dụng các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mà hầu hết nông dân băn khoăn là thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà”. Vì vậy, ngành tập trung hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp, trở thành “cầu nối” để nông dân và doanh nghiệp liên kết với nhau, hình thành những vùng chuyển đổi tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương để chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang tính bền vững và chất lượng” - ông Hoàng thông tin./.

"Thời gian tới, ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài việc tiếp tục lựa chọn những giống mới phù hợp, năng suất, giá trị kinh tế cao đưa vào triển khai thí điểm, ngành sẽ nhân rộng những giống cây trồng, vật nuôi đã và đang mang lại hiệu quả cao theo hướng quy mô sản xuất hàng hóa, liên kết với thị trường bên ngoài để nông dân ngày một nâng cao thu nhập”. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Văn Hoàng.

Nguồn: http://baolongan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231469