21:57 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề nuôi cút ở Lộc Nga

Thứ ba - 18/09/2018 23:03
Xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc bao năm nay nổi tiếng với những vườn cà phê xanh ngắt, những đồi chè bạt ngàn. Tuy nhiên, những năm gần đây, để đa dạng hóa nguồn thu nhập, nhiều người dân nơi đây còn chuyển sang nghề chăn nuôi chim cút và đang cho thu nhập rất ổn định.
 
Bà Mai Thị Ngọt trong khu nuôi cút của mình
Bà Mai Thị Ngọt trong khu nuôi cút của mình
“Người ta làm được mình làm được”
 
Khi chúng tôi tìm đến nhà, bà Nguyễn Thị Tần, 45 tuổi, người ở thôn Kim Thanh, xã Lộc Nga - Bảo Lộc đang dở tay cho bầy cút của mình ăn và chuẩn bị bán những quả trứng mới nhặt trong chuồng sáng nay.
 
Người quê Thanh Hóa, bà Tần cùng gia đình vào đất Bảo Lộc lập nghiệp từ năm 1992, lúc đầu gia đình bà có khoảng 4 sào đất vườn, chủ yếu trồng cà phê. Vợ chồng bà những ngày đầu rất khó khăn, là một trong những hộ thuộc diện nghèo của xã, ông và bà phải đi làm thêm nhiều nghề khác để kiếm sống như lượm ve chai, chăm cút thuê quanh năm mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống.
 
Cái khó không bó cái khôn, nhờ kinh nghiệm nhiều năm đi nuôi cút thuê cho các gia đình nên bà Tần thấy nuôi cút rất có lời, có thể kiếm sống được, bà cũng có kinh nghiệm ít nhiều về việc chăm sóc nên bà cũng muốn “thử vận may một lần”. Đầu năm 2008, bà bàn với chồng con đánh liều đi vay mượn khắp nơi xây chuồng nuôi cút.  Chồng bà làm thợ xây nên chuồng trại tự tay xây lấy nên gia đình cũng đỡ được một khoản: “Người ta nuôi được thì mình cũng nuôi được” - bà động viên gia đình. 
 
Bà Tần nhẩm tính, muốn nuôi chừng 10.000 chim cút sẽ mất khoảng 200 đến 220 triệu đồng, số vốn đầu tư này không nhỏ chút nào nhưng chỉ cần sau 15 đến 20 ngày khi cút đẻ trứng là bắt đầu lấy dần lại vốn và có lãi.
 
Ban đầu, do chưa có nhiều vốn, bà Tần chỉ đầu tư nuôi 4.000 con chim cút, mỗi ngày thu được 3.500 trứng. Lúc mới nuôi, bà cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng với bản tính siêng năng, chịu khó học hỏi nên bà dần vượt qua: “Nhiều khi cút bị bệnh, vợ chồng tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ cùng chúng luôn” - bà kể.
 
Sau một thời gian ổn định, bà Tần đã quyết định mở rộng đàn, đến nay gia đình bà đang nuôi 30.000 cút cồ (trứng có đực để đem vào ấp và bán trứng lộn), mỗi ngày thu được 25.000  đến 27.000 trứng, giá bán trên thị trường hiện nay dao động khoảng từ 32.000 đến 36.000 đồng/100 trứng. Nếu trừ tất cả các chi phí thì một ngày bà Tần cũng thu được hơn 1 triệu đồng, nhờ nguồn thu ổn định này nên gia đình bà đến nay đã khấm khá lên hẳn.
 
Vật nuôi thoát nghèo 
 
Cũng như gia đình bà Tần, rất nhiều gia đình ở xã Lộc Nga nhờ nuôi chim cút tại nhà nên đã thoát nghèo, ăn nên làm ra, cuộc sống dần đi lên. 
 
Như bà Mai Thị Ngọt, 45 tuổi, người xã Lộc Nga, Bảo Lộc đã vươn lên nhờ mô hình nuôi chim cút này. Trước đây, bà Ngọt cũng chỉ có gần 7 sào đất chuyên trồng cà phê, mỗi năm gia đình bà chỉ thu hơn 2 tấn nhân một năm, số tiền bán cà phê ra chừng gần 80 triệu đồng, không đủ trang trải cho cả nhà quanh năm, con cái lại cần tiền đi học nên nhiều lúc bà Ngọt cho biết phải chạy đôn chạy đáo vay mượn khắp nơi, “giật gấu vá vai”. “Tất cả cứ phải trông chờ vào mùa vụ cà phê mà diện tích mình có chừng đó thì cũng chỉ thu nhập từng đó thôi chứ biết trông cậy vào đâu được” - bà Ngọt nói. 
 
 Năm 2013, gia đình bà Ngọt đã làm một bước chuyển, đó là nuôi chim cút và chính quyết định sáng suốt này đã đưa kinh tế gia đình bà đi lên như hiện nay. Do sợ lỗ nên gia đình bà lúc đó chỉ dám mua 8.000 chim cút ở tỉnh Đồng Nai về nuôi thử. “Những ngày đầu,  do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, cút bị thay đổi khí hậu đột ngột nên bị bệnh và chết khá nhiều, gia đình rất lo lắng, nhưng nhờ chịu khó học hỏi từ những người trong xóm nuôi lâu năm, họ đến giúp mình chữa bệnh cho cút rồi dần dần mình mới có kinh nghiệm được” - bà Ngọt chia sẻ.
 
Để đàn cút phát triển, gia đình bà Ngọt sau đó đầu tư rất bài bản: chuồng cút xây thoáng mát, sạch sẽ, tường ở trong được quét vôi thường xuyên để chống ẩm mốc, bên ngoài được tô lại cẩn thận.
 
Cho đến nay, gia đình bà Ngọt đã phát triển đàn cút lên gần 20.000 con, mỗi ngày gia đình bà thu khoảng gần 12.000 trứng cút, với giá bán hiện nay khoảng 32.000 đến 36.000 đồng/100 quả. Ngoài bán trứng, bà còn bán phân và bán cút thịt khi thay đàn. Hầu như ngày nào gia đình bà cũng có việc để làm và ngày nào cũng có thu nhập. 
 
“Đâu phải nuôi cút mỗi đàn ông làm được đâu, tôi sức đàn bà, ở nhà nhẩn nha làm thì cũng không có gì vất vả, còn dễ hơn cả làm vườn ấy chứ. Hiện tại, chi phí tiêu pha hằng ngày của gia đình tôi đều trông cả vào bầy cút đó” - bà Ngọt tươi cười. 
 
Theo ông Mai Thành Nhã - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Nga, Bảo Lộc, toàn xã hiện nay đã có trên 170 hộ gia đình nuôi chim cút, bình quân mỗi nhà nuôi chừng 20.000 con, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Hiện, đàn cút tại xã rất lớn, có nhà nuôi gấp đôi số cút này.
 
“Đã có khoảng 40-40 gia đình trước đây khó khăn nhưng nhờ nuôi chim cút nên giảm nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều gia đình giờ rất khá giả rồi” - ông Nhã tươi cười.
 
Nuôi cút bên cạnh bán trứng, còn bán được thịt đi khắp nơi cho các nhà buôn, vào Bảo Lộc, lên Đà Lạt, bán xuống Đồng Nai. Cứ chừng 8 tháng, người nuôi lại xả đàn để nuôi lại, còn cút giống được mua ở Đồng Nai, giá hiện nay khoảng 5.000  đồng/con. 
 
“Xã chúng tôi bên cạnh trồng chăm sóc cà phê, trồng trà, lâu nay người dân còn phát triển nghề nuôi cút để tăng thêm thu nhập và thực sự nghề này đến nay rất hiệu quả. Bà con nuôi đã lâu nên có nhiều kinh nghiệm, thời tiết nơi đây cũng thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh vận động người dân nuôi cút, xã cũng khuyến cáo người dân thận trọng đừng mở rộng nhanh quá vì dễ gây ra dịch bệnh” - ông Nhã cho biết.  
 
T.PHƯƠNG - G.KHÁNH/baodoongthap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 39393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 443675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60765632