03:32 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ liên kết sản xuất

Thứ bảy - 27/06/2015 22:34
Hai năm qua, nhờ liên kết với doanh nghiệp mà hàng ngàn nông dân Bạc Liêu được hỗ trợ vật tư, kỹ thuật sản xuất và yên tâm về đầu ra vì được bao tiêu sản phẩm.
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc - Ảnh: Trần Thanh Phong

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc - Ảnh: Trần Thanh Phong

 

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc - Ảnh: Trần Thanh Phong
Không lo mất giá
Nhiều đời sống dựa vào cây lúa, ông Nguyễn Văn Sang (ở xã Lộc Ninh, H.Hồng Dân, Bạc Liêu) cho biết chưa lúc nào người trồng lúa sướng như bây giờ. Làm lúa được Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc (Công ty Vĩnh Lộc) hỗ trợ đủ thứ, tới khi thu hoạch còn được công ty thu mua giá cao, lại không phải cực nhọc phơi, sấy, bảo quản, vận chuyển.
Theo ông Sang, 2 năm qua, sau khi liên kết với công ty, bà con nông dân được bao tiêu sản phẩm để đảm bảo đầu ra cho hạt lúa, giá bán ổn định không bị thương lái chèn ép. Ngoài ra, còn được công ty hỗ trợ vật tư nông nghiệp từ đầu vụ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và thu mua lúa tại ruộng nên bà con rất yên tâm.
Ông Phan Văn Liêm (ở ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa, H.Hồng Dân) cho biết công ty hỗ trợ lúa giống, vật tư nông nghiệp bằng cách ứng trước và thu tiền vào cuối vụ với giá rẻ hơn giá thị trường từ 10 - 13% nên giúp bà con nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất. Đặc biệt, lợi ích lớn nhất từ mô hình liên kết là nông dân được bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa nên không phải thấp thỏm, lo âu chuyện giá lúa lên xuống.
Bên cạnh đó, để thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, manh mún theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, H.Hồng Dân còn quy hoạch hàng ngàn héc ta sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, thành lập nhiều hợp tác xã, xây dựng các ô thủy lợi khép kín góp phần giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập trong sản xuất.
Nhiều cách giúp nông dân
Đầu năm 2013, Công ty Vĩnh Lộc đầu tư 200 tỉ đồng xây dựng Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc (tại xã Ninh Hòa) trên diện tích 17 ha, với công suất chế biến 100.000 tấn gạo/năm. Nhà máy được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, dây chuyền sản xuất tiên tiến, cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ông Đặng Văn Dũng, Giám đốc Công ty Vĩnh Lộc, cho biết việc công ty chọn đặt nhà máy tại H.Hồng Dân nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân địa phương. Đây là vùng sâu, vùng xa của Bạc Liêu nhưng có diện tích trồng lúa khá lớn, sản xuất từ 2 - 3 vụ/năm.
Đặc biệt, nhà máy nằm cạnh trên tuyến đường bộ và kênh Quản lộ Phụng Hiệp, thuận tiện cho việc thu mua lúa không chỉ tại địa phương mà còn ở các tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau...
Theo ông Dũng, để nhà máy hoạt động hết công suất, công ty hỗ trợ toàn bộ lúa giống chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa cho nông dân. Trong quá trình sản xuất, công ty cử cán bộ kỹ thuật xuống tận ruộng theo dõi, hướng dẫn phương pháp phòng, chống các loại dịch bệnh và sâu rầy cho bà con. Đến khi thu hoạch, lúa được nhà máy bao tiêu theo giá thị trường, chi phí vận chuyển từ đồng ruộng đến nhà máy do công ty chi trả.
Trong năm 2014, công ty đã liên kết hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu hơn 10.900 ha lúa của bà con Bạc Liêu, với sản lượng lúa thu mua đạt gần 50.000 tấn. Năm 2015, công ty mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên 19.600 ha, ước tính sản lượng lúa đạt 104.000 tấn. Ngoài ra, công ty còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 300 lao động địa phương; phối hợp với H.Hồng Dân thành lập Hợp tác xã vận chuyển lúa Lợi Phát với hơn 50 ghe, tàu, trên 110 xã viên tham gia vận chuyển lúa sau thu hoạch của bà con.
Mới đây, khi đến tham quan Nhà máy xay xát lúa gạo Vĩnh Lộc, ông Võ Văn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, đánh giá cao việc Công ty Vĩnh Lộc hỗ trợ nông dân trong sản xuất bằng cách liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Cách làm này từng bước giúp nông dân cải thiện đời sống, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
 
Trần Thanh Phong
Theo thanhnien.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 419


Hôm nayHôm nay : 53759

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025927

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71253242