10:30 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Manh nha nền nông nghiệp công nghệ cao

Thứ ba - 03/03/2015 20:50
Thời gian qua, ngành nông nghiệp BR-VT đã từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó, năng suất sản phẩm đạt mức cao, giá thành hạ và đã hướng đến một nền nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường.
Thu hoạch lúa vụ đông-xuân 2014 - 2015 bằng máy gặt đập liên hợp tại xã An Nhứt, huyện Long Điền.

Thu hoạch lúa vụ đông-xuân 2014 - 2015 bằng máy gặt đập liên hợp tại xã An Nhứt, huyện Long Điền.

Áp dụng công nghệ cao rộng rãi

Theo Sở NN-PTNT, mức độ tăng trưởng chung hàng năm ngành hàng nông, lâm, thủy sản của tỉnh luôn đứng ở mức cao. Cụ thể, năm 2014, nhịp độ tăng trưởng chung đạt 4,71% so với năm 2013. Có được kết quả này là nhờ ngành nông nghiệp đã chú trọngđầu tư ứng dụng CNC vào tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, chương trình này nhận được sự hưởng ứng tích cực của các DN nông nghiệp và người nông dân.

Theo thống kê của Chi cục Thú y, trong chăn nuôi hiện đã có 14 trong tổng số143 trang trại nuôi heo áp dụng công nghệ chuồng lạnh cho đàn heo khoảng 58.000 con, chiếm trên 15% tổng đàn heo toàn tỉnh; 18 trang trại chăn nuôi gà ứng dụng CNC với tổng đàn khoảng 1,8 triệu con gà thịt, chiếm trên 42% tổng đàn gà toàn tỉnh.

Trong lĩnh vực trồng trọt, CNC được áp dụng rộng rãi từ khâu làm đất đến thu hoạch và chế biến. Điển hình, mô hình tưới nước tiết kiệm theo công nghệ trong nước và của Israel được người nông dân áp dụng rộng rãi trong trồng tiêu, thanh long và mãng cầu. Trong đó, mô hình tưới nước tiết kiệm được áp dụng khá phổ biến trong canh tác tiêu với nhiều hình thức tưới phun gốc, nhỏ giọt.Đặc biệt, nhiều hộ nông dân đã áp dụng việc cung cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây tiêu qua hệ thống tưới nước tiết kiệm. “Áp dụng công nghệ này đem lại hiệu quả tốt cho cây tiêu, đồng thời tiết kiệm được nước tưới, phân bón, công lao động, kiểm soát tốt tình hình bệnh hại và tăng năng suất cho cây trồng” - ông Phạm Văn Ánh, một hộ trồng tiêu tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức) cho biết. Theo số liệu từ Phòng NN-PTNT các huyện, thành phố, diện tích tiêu tưới nước áp dụng CNC đạt gần 250ha và tập trung ở các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức; diện tích thanh long tưới nước áp dụng CNC đạt 40ha, và cây mãng cầu ta đạt hơn 1ha.

Mô hình san phẳng đồng ruộng bằng tia laser đã được áp dụng tại HTX dịch vụ An Nhứt (huyện Long Điền) với diện tích 30ha và 5ha tại thị trấn Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ). Theo Sở NN-PTNT, máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser là công nghệ được áp dụng trên đồng ruộng đầu tiên tại khu vực Đông Nam bộ và hiện cả nước mới chỉ có 20 máy đưa vào hoạt động do Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp thực hiện. Hệ thống máy san phẳng bằng tia laser gọn nhẹ, gồm cụm gàu san, bộ phận phát tia laser có độ chính xác cao, giúp mặt đất bằng phẳng, thuận tiện cho gieo sạ lúa bằng máy. Mặt khác, sử dụng máy san phẳng đồng ruộngbằng tia laser giúp giảm chi phí sản xuất so với phương pháp truyền thống, chủ động quản lý đồng ruộng trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch.

Đặc biệt, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã chú trọng việc ứng dụng CNC vào việc chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh hiện có 78 máy gặt đập liên hợp, bảo đảm99% diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Hiệu quả mang lại của phương tiện này là nhân công lao động giảm và thất thoát sau thu hoạch cũng giảm từ 3 - 5%.

Chăn nuôi heo theo CNC trên địa bàn tỉnh hiện chiếm trên 15% tổng đàn heo toàn tỉnh. Trong ảnh: Trang trại nuôi heo thịt áp dụng CNC của ông Hoàng Xuân Vịnh ở thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức.

Hướng đi đúng

Nói về định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, cơ cấu hoạt động nông nghiệp của tỉnh gắn với ứng dụng CNC trong sản xuất để phát triển và hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống cho người nông dân. Theo đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng một số mô hình sơ chế rau, củ quả như: Nhà đóng gói trái cây nhãn xuồng cơm vàng, nhà máy sấy lúa và máy sấy đa năng đem lại hiệu quả cao hơn so với phơi nắng thông thường đến 2,8 triệu đồng/tấn. Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; xây dựng phòng nuôi cấy mô tại trại hoa lan Minh Ngân, xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ). Trong lĩnh vực thủy sản có ứng dụng máy dò ngang Sonar để khai thác hải sản trên tàu lưới vây… Hiện tại, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cơ điện sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch của tỉnh giai đoạn 2012 - 2017.

Theo Ban chủ nhiệm HTX Sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thực phẩm an toàn Tiện Lợi (huyện Xuyên Mộc), việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp rất cần thiết. Vì vậy, từ đầu năm 2015, HTX Tiện Lợi đã được Chi cục Phát triển Nông thôn cùng Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) bàn giao dây chuyền sơ chế và bảo quản rau an toàn tổng công suất 1 tấn/ngày,vốn đâu tư 700 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Mai Phương, Chủ nhiệm HTX Tiện Lợi cho biết: So với phương pháp truyền thống, dây chuyền sơ chế và bảo quản rau an toàn theo mô hình hiện đại giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, mô hình này giải quyết tốt vấn đề an toàn thực phẩm, góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm rau an toàn, giúp dần dần thay đổi thói quen để chọn sản phẩm rau an toàn nhằm hướng tới bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Còn theo ông Lê Văn Sự, chủ lò sấy đa năng tại xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), việc đưa máy sấy đa năng vào sấy nông sản phù hợp với thực tế hiện nay và cho hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm hao hụt và sản phẩm chất lượng hơn. Cụ thể, mấy sấy đa năng này có công suất 10 - 16 tấn, thời gian sấy từ 10 - 13 giờ/mẻ tùy loại nông sản và nhiệt độ sấy. “Ưu điểm của máy sấy đa năng là không tốn công cào, đảo trong quá trình sấy, hạn chế được khói bụi, tạo ra sản phẩm khô đồng đều, tỷ lệ hao hụt ít, bảo quản được lâu hơn… so với sấy nông sản theo phương pháp truyền thống” - ông Sự khẳng định. Nói về ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp, các DN và người nông dân đều có chung nhận định: đây là hướng đi cần thiết để nâng cao năng suất và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Duy Đức, cán bộ phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch:

Chú trọng phát triển nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao

Những thế mạnh mà Bà Rịa - Vũng Tàu đạt được trong phát triển nông nghiệp CNC đã hình thành một nền nông nghiệp phát triển ổn định. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả ban đầu cần được đánh giá và nhân rộng. Đặc biệt, để áp dụng và phát triển nông nghiệp CNC cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ về các kỹ thuật, quản lý sản xuất hiệu quả trong phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC cần được quan tâm đúng mức mới đạt được hiệu quả cao.

QUANG NGUYỄN
Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 396


Hôm nayHôm nay : 45724

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70886990