08:34 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình "Cánh đồng năng suất cao" cần nhân rộng

Thứ ba - 20/08/2013 04:57
Để có vùng sản xuất lúa tập trung, năng suất cao, đem lại hiệu quả và ổn định thu nhập cho người trồng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới, thời gian tới.
 
 
 
Tỉnh Bình Thuận chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân đẩy mạnh liên kết, chuyển giao kỹ thuật phối hợp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình “Cánh đồng năng suất cao”, nhất là ở các vùng trọng điểm lúa như Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh... nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người sản xuất, tiến tới xây dựng cánh đồng năng suất cao ổn định và hiệu quả. 
 
 
Diện tích, năng suất và sản lượng nhóm cây lương thực vụ đông xuân 2012-2013 ở tỉnh Bình Thuận đều tăng so với vụ đông xuân năm 2011-2012. Riêng sản lượng lúa đạt hơn 201.000 tấn, tăng hơn 3% so với vụ đông xuân năm 2011- 2012. Trong đó, diện tích lúa sản xuất theo mô hình “Cánh đồng năng suất cao” đạt năng suất từ 70 – 75 tạ/ha, cao hơn mức bình quân chung từ 10 đến 15 tạ/ha.
 
Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 42.400 ha lúa, đạt 114,60% kế hoạch diện tích. Trong đó, các địa phương triển khai thực hiện được 1.536 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng năng suất cao tại các huyện Tánh Linh, Đức Linh và Tuy Phong… tăng hơn 500 ha so với năm trước. 

Sản xuất lúa theo mô hình "Cánh đồng năng suất cao", bà con thực hiện đúng các quy trình canh tác từ khâu làm đất, xuống giống đồng loạt, chăm sóc, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật đúng chu kỳ, chủng loại, liều lượng, hạn chế sâu, rầy và né tránh được lũ. 
 
Nông dân cũng được doanh nghiệp liên kết thu mua, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, nông dân giảm được chi phí sản xuất, đạt năng suất cao và giá cả "đầu ra" cho lúa ổn định, hiệu quả cao. Tuy nhiên, hơn 1.500 ha lúa sản xuất theo mô hình “Cánh đồng năng suất cao” hiện nay là con số còn quá khiêm tốn so với diện tích lúa khoảng hơn 42.000 ha mỗi vụ của cả tỉnh Bình Thuận./. 

Tấn Hùng
Nguồn tamnhin.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223


Hôm nayHôm nay : 48249

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 962808

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71190123