17:28 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình thử nghiệm tổ hợp ghép bưởi da xanh chống chịu mặn tại Ấp 2, thị trấn Long Phú (Long Phú)

Thứ sáu - 14/02/2020 03:57
Ngày 12/2, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Viện Cây ăn quả miền Nam đến thăm mô hình thử nghiệm tổ hợp ghép bưởi da xanh chống chịu mặn do 2 đơn vị phối hợp thực hiện tại Ấp 2, thị trấn Long Phú (Long Phú).

Mô hình thử nghiệm tổ hợp ghép bưởi da xanh chống chịu mặn được triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Đổi, với diện tích bưởi trồng thử nghiệm là 4,5 công, vườn cây đã được 7 tháng tuổi đang đâm chồi nảy lộc. Do đây là cây bưởi da xanh thử nghiệm chịu mặn nên mỗi cây đều ghép với các tổ hợp ghép khác nhau có đánh mã số từng cây nhằm có đánh giá trong suốt quá trình cây sinh trưởng cũng như đưa ra kết quả sau thời gian từ lúc trồng cho đến cây thu hoạch trái. Toàn bộ số bưởi giống trồng thử nghiệm được Viện Cây ăn quả miền Nam hỗ trợ, kể cả hỗ trợ phân bón, kỹ thuật canh tác cho nhà vườn trong suốt quá trình thử nghiệm.
 


Mô hình thử nghiệm tổ hợp ghép bưởi da xanh chống chịu mặn. Ảnh Thúy Liễu

 

          Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam Võ Hữu Thoại cho biết: “Trước tình hình hạn, mặn năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giao cho Viện thực hiện Đề tài nghiên cứu chọn tạo gốc ghép chống chịu mặn. Chính vì vậy, Viện đã chọn được 7 gốc ghép, có khả năng chống chịu mặn từ 6-80/00 trong điều kiện nhà lưới trong vòng khoảng 2 tháng. Từ kết quả trên, Viện tiến hành ghép trên bưởi da xanh và 5 roi và triển khai thực hiện tại hộ Nguyễn Văn Đổi, thị trấn Long Phú (Long Phú) nhằm đánh giá xem độ chịu mặn của gốc ghép như thế nào. Trong thời gian xuống giống đến nay, Viện đánh giá bước đầu các tổ hợp ghép, ghép trên bưởi da xanh chống chịu tốt hơn là trên cành chiết giữa các nghiệm thức đối chứng. 


          Ông Võ Hữu Thoại cho rằng, để bảo vệ phát triển vườn cây ăn trái tại Sóc Trăng trước tình hình hạn, mặn không phải chỉ xảy ra trong năm nay mà còn các năm sau nữa thì ngoài công tác ứng phó hạn, mặn với giải pháp công trình như làm cống, đào kênh, ao trữ nước… còn giải pháp phi công trình là sử dụng cây trồng chống chịu mặn và gốc ghép chống chịu mặn để làm gốc ghép cho giống cây thương phẩm…

THÚY LIỄU/soctrang.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 831455

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71058770