07:52 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình ương cá giống an toàn sinh học trên ao nuôi tom

Chủ nhật - 02/10/2016 11:11
Gò Công Đông là huyện có thế mạnh về nuôi thủy sản như tôm sú, tôm thẻ... Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, môi trường ao nuôi suy thoái, chất lượng con giống không tốt, dễ phát sinh bệnh… nên nhiều nông hộ đã chuyển sang nuôi 1 vụ tôm + 1 vụ cá hoặc nuôi xen kẻ 1 ao tôm 1 ao cá để cách ly và hạn chế mầm bệnh.
Tuy nhiên, việc ương cá theo tập quán cũ: mật độ cao; sử dụng các loại con ruốc, sâu lông biển, cá tạp, phân gà… làm thức ăn cho cá dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, tỉ lệ sống thấp, cá giống nhiễm bệnh không đạt chất lượng để bán cho người nuôi.

Gần đây, để hạn chế mầm bệnh trên ao tôm và cải tạo môi trường ao nuôi, bà con đã thay đổi hình thức ương. Điển hình hộ anh Võ Quốc Cường  ở ấp 6 xã Tân Phước, đã thực hiện ương cá giống rô phi theo cách như sau:

Sau khi thu hoạch tôm xong, anh xả bỏ nước mặn. Anh không thực hiện sên vét bùn nhằm tận dụng thức ăn dư thừa và mùn bả hữu cơ từ vụ nuôi tôm trước để  tạo thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau đó anh bơm nước ngọt vào ao để ương cá rô Phi từ cá bột lên cá giống.  

Với 2 ao diện tích mặt nước là 8.000 m2 anh thả 1.500.000 con rô phi bột (mật độ 190 con/ m2)

Trong 15 ngày đầu, cho cá ăn thức ăn dạng bột 40% đạm, 15 ngày tiếp theo anh cho cá ăn thức ăn dạng mảnh 40% đạm.
Sang tháng thứ 2 anh cho cá ăn thức ăn viên nổi loại 30% đạm.

Sau 50 ngày ương nuôi anh bắt đầu thu tỉa cá lớn vượt đàn để bán, 10 ngày sau tiếp tục thu đợt 2. Đến 2,5 tháng, cá đã đạt kích cỡ cá giống, anh tiến hành thu hoạch toàn bộ.

Tổng cộng anh thu hoạch được 3.200 kg cá loại 100-120 con/ kg (bán giá 35.000đ/ kg) và 2.100 kg loại 180 – 200 con/ kg (bán giá 40.000đ/kg).

Mô hình ương cá có tỉ lệ sống là 50%, hệ số thức ăn là 1.0

Sau khi trừ các chi phí mua cá bột, thức ăn, chế phẩm sinh học, công thu hoạch, anh còn lợi nhuận 100 triệu đồng.

Từ đó cho thấy đây là hình thức ương cá giống theo hướng an toàn sinh học và đạt hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng cải tạo môi trường ao nuôi tôm, giúp cách li và hạn chế mầm bệnh cho ao nuôi tôm rất tốt.

Theo Tiền Giang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 53417

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73473215