12:38 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân 4.0 trồng lan giữa đất Mỏ, "đút túi" 1,5 tỷ sau vụ hoa Tết

Thứ bảy - 17/03/2018 09:29
Dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt thư sinh, Lê Xuân Liêm nhìn giống một công chức ngành giáo dục hơn là anh nông tri điền. Vậy mà, ít ai biết Liêm làm quần quật cả ngày trong gia trại rộng 2.000m2 ở xã Bình Khê, TX.Đông Triều (Quảng Ninh). Dịp Tết vừa qua, vườn lan đã mang về cho anh Liêm 1,5 tỷ đồng.

Lớp học dở dang nơi xứ người...

Chẳng ai ngờ, giữa cái xã Bình Khê đầy bụi than đen nhẻm lại có 1 vườn lan đẹp và mang lại hiệu quả như thế. Chính Lê Xuân Liêm cũng không nghĩ mình có được thành công như ngày hôm nay.

Còn nhớ vào năm 2000, chàng thanh niên sinh năm 1979, quê Ý Yên, Nam Định đi bộ đội đóng quân ở xã Hồng Thái Đông (Đông Triều). Lần đầu tiên đặt chân đến vùng than, Liêm cũng chẳng bao giờ nghĩ nơi đây sẽ là nơi mình sinh sống, lấy vợ, sinh con rồi làm giàu. Ra quân, Liêm xin vào làm việc tại Công ty Đóng tàu 5 Triệu ở Hải Phòng. Trên đất cảng, chàng công nhân quen cô gái thợ may quê ở đất Bình Khê, Đông Triều rồi nên duyên vợ chồng.

Nông dân 4.0 trồng lan giữa đất Mỏ, "đút túi" 1,5 tỷ sau vụ hoa Tết - 1

Anh Lê Văn Liêm phải bỏ ra 3 giờ mỗi ngày để chăm sóc và theo dõi từng cây lan.

Nhờ tháo vát, lại có chuyên môn về kỹ thuật, Liêm được Tập đoàn Vinashin cử sang Trung Quốc học lớp nông nghiệp công nghệ cao, với dự kiến trở thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt khi Tập đoàn mở mang sang lĩnh vực nông nghiệp. Lớp học kéo dài 2 năm, nhưng mới học được hơn 1 năm thì đoàn “cán bộ nòng cốt” phải xách ba lô về nhà vì sự kiện Vinashin khủng hoảng năm 2008.

Nửa năm trời không nhận được một đồng lương, vợ lại mới sinh con nhỏ, Liêm đành rời căn nhà 2 vợ chồng thuê ở Hải Phòng, dắt díu vợ con về quê vợ ở đất Bình Khê, lòng mơ hồ mường tượng đến lan hồ điệp.

“Tại sao lại là lan hồ điệp?”

Gặp Liêm trong căn nhà giữa vườn lan mang tên Xuân Liêm nổi tiếng đất Bình Khê (Đông Triều), tôi hỏi. Liêm cười, kể: “Cuộc đời đúng là trong rùi có may. Chính thời gian hơn 1 năm ở Quảng Châu, Trung Quốc, lớp học ấy chỉ chuyên đào tạo về kỹ thuật trồng lan, nên mình đã học được rất nhiều từ các chuyên gia. Khi mất việc ở Vinashin, việc đầu tiên mình nghĩ tới là trồng hoa lan”.

 

 

Tay trắng, vợ chồng Liêm – Xuân bắt đầu từ mảnh đất nông nghiệp 120m2 bố mẹ vợ cho mượn. Không có bất kỳ tài sản gì có giá trị để có thể thế chấp vay ngân hàng, Liêm đành chấp nhận vay lãi ngoài, cộng thêm vay mượn bạn bè, được tất cả gần 500 triệu đồng, anh bắt tay ngay vào trồng lan.

Nông dân 4.0 trồng lan giữa đất Mỏ, "đút túi" 1,5 tỷ sau vụ hoa Tết - 2

“150 triệu đồng đầu tư nhà kính nilon, 240 triệu cho nhập giống lan từ Đài Loan và nhiều khoản chi phí nhỏ lẻ khác. Với tôi, như vậy đã là khá liều khi đầu tư một khoản tiền lớn cho mô hình kinh tế mình chưa áp dụng bao giờ” – Liêm bồi hồi nhớ lại.

...và cái duyên với lan hồ điệp

Ngay năm đầu tiên trồng thử nghiệm và thành công, vườn Lan 3.000 gốc đã mang lại cho vợ chồng anh Liêm số lãi hơn 100 triệu đồng. Số tiền tuy nhỏ, nhưng lại mang cho vợ chồng anh động lực lớn để tiếp tục với giống cây hoa cảnh này. Số tiền lãi năm đầu, vợ chồng Liêm dồn cả để đầu tư thêm 5.000 gốc lan. Vì thu nhập chưa ổn định nên Liêm phải đi làm thuê ở một cơ sở gốm sứ, lấy đồng lương để trang trải sinh hoạt gia đình. Cứ như thế, sang năm thứ tư vợ chồng anh Liêm đã trả hết nợ, còn tích lũy được số vốn để mua miếng đất 2.000m2 rồi chuyển hẳn cơ sở sang đó để trồng lan, trả lại miếng đất mượn của ông bà ngoại.

Càng trồng lan, Liêm lại càng thấy giá trị của quãng thời gian hơn 1 năm mà anh học ở bên Trung Quốc. “Với các vườn lan khác ở Quảng Ninh, hầu hết họ phải hợp đồng liên doanh với Trung Quốc, mua giống và thiết bị vật liệu của họ, kỹ thuật cũng do chuyên gia Trung Quốc sang hướng dẫn, đến khi có lãi phải chia cho họ. Nhưng ở vườn lan của mình, tôi hoàn toàn có thể tự chủ được” – Liêm nói.

Những năm đầu, Liêm chỉ dám nhập giống cây to về trồng. Bắt đầu từ  năm 2014, khi đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm, anh mạnh dạn nuôi từ cây mô trên giá thể, thời gian được thu lâu hơn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Để trồng được Lan từ cây mô đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt. Mỗi ngày phải bỏ ra 3 tiếng đồng hồ để kiểm tra từng cây nhằm phát hiện nấm bệnh hoặc cắt bỏ lá thối. Nước và thuốc luân phiên nhau cứ 5 ngày lại tưới 1 lần. Đặc biệt chú ý tới độ ẩm và nhiệt độ trong nhà kính (độ ẩm không được quá 50%, nhiệt độ phải điều tiết ban ngày là 30oC, buổi tối 24oC)....

Một kỹ thuật khác giúp cho vườn lan của anh Liêm giảm được rất nhiều chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là biện pháp áp dụng thông khí. Thường ở những vườn lan công nghệ cao, chủ vườn phải dùng máy lạnh để duy trì nhiệt độ mong muốn, biện pháp này kiểm soát nhiệt độ tốt, nhưng chi phí cao, hoa nở ra lại không bền. Học được kỹ thuật truyền thống của người Trung Quốc, anh áp dụng dùng quạt hút gió qua hơi nước, rồi thông khí 2 bên cánh gà.

Chỉ đợt Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình anh Liêm đã thu về từ vườn lan 1,5 tỷ đồng. Cây lan của anh có giá bán cao hơn lan nhập từ Trung Quốc (từ 105.000 – 140.000 đồng/cây), nhưng anh không có đủ hàng để bán, vì nhiều người có kinh nghiệm sành về giống hoa của anh đẹp, chơi bền.

Nông dân 4.0 trồng lan giữa đất Mỏ, "đút túi" 1,5 tỷ sau vụ hoa Tết - 3

Anh chia sẻ kinh nghiệm qua đợt hoa Tết: “Khó nhất là kỹ thuật kích ngồng, để cây ra hoa đúng vào dịp Tết. Đó là áp dụng biện pháp kỹ thuật sốc nhiệt. Tức là ban ngày để 30oC, ban đêm giảm xuống hẳn chỉ còn 10oC, bắt đầu áp dụng từ khoảng tháng 8 Âm lịch”.

Ngoài trồng lan hồ điệp, nhận thấy Bình Khê có đất tốt phù hợp với trồng nghệ và sắn dây lấy củ, vợ chồng anh Liêm đầu tư trồng thêm 2 giống cây này. Năm 2017, anh còn đầu tư loạt máy sấy, máy nghiền để nghiền và chiến xuất tinh bột nghệ, bột sắn dây. Sản phẩm bột nghệ và bột sắn dây của anh tuy mới, nhưng đã có được nhiều người tiêu dùng từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tin dùng, mang lại cho vợ chồng anh thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng.

Nông dân 4.0 trồng lan giữa đất Mỏ, "đút túi" 1,5 tỷ sau vụ hoa Tết - 4

Máy nghiền củ nghệ và máy sấy bột sắn dây, dù mới đầu tư để sản xuất 2 sản phẩm chiết xuất tinh bột nghệ và bột sắn dây, nhưng đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Liêm 15-20 triệu đông/tháng. 

Gần 10 năm chuyển đổi sang lĩnh vực nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình, giờ đây đối với anh Liêm vẫn chỉ là những bước đi khởi đầu. Anh mong muốn có được số vốn lớn để đầu tư diện tích trồng lan một cách quy mô hơn, sản phẩm tinh bột nghệ và bột sắn dây của anh sẽ xây dựng được thành thương hiệu lớn...

“Làm giàu bằng nghề nông bây giờ không khó, cái chính là mình phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật thôi anh ạ” – Liêm nói khi chúng tôi chia tay.

Theo Nguyễn Quý (Dân Việt)
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 41541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73088512