03:35 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi dê nhốt chuồng: Đầu tư ít nhưng hiệu quả cao

Thứ năm - 02/07/2015 22:46
Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị, nhất là đối với các xã vùng núi.
Nuôi dê nhốt chuồng đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã miền núi

Nuôi dê nhốt chuồng đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã miền núi

Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Đối với các xã miền núi, các tiêu chí về nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo là những tiêu chí khó thực hiện trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, việc tìm ra các mô hình mới, phù hợp để nhân rộng giúp người dân nâng cao thu nhập đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài một số con nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn..., thời gian qua xã Triệu Nguyên đã khuyến khích người dân mở rộng các mô hình mới như nuôi dê nhốt chuồng, bò nhốt chuồng để nâng cao thu nhập.

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, địa phương đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng cỏ, tận dụng tốt các sản phẩm nông nghiệp sẵn có để phục vụ chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai nuôi dê nhốt chuồng, ông Ngô Thanh Bình (xã Triệu Nguyên) rất tin tưởng vào hiệu quả từ mô hình mới này.

Ông Bình cho biết, được sự hỗ trợ và hướng dẫn của chính quyền địa phương, ông đã đầu tư 10 triệu đồng để mua 4 con dê giống nuôi nhốt chuồng. Chỉ sau hơn 1 năm chăm sóc, đến nay đàn dê của ông Bình đã tăng lên 14 con. Thực tế cho thấy, nuôi dê nhốt chuồng có vốn đầu tư ít, có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Ông Bình cho biết thêm, quá trình nuôi dê nhốt chuồng phải tuân thủ việc áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Do dê là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải sạch sẽ, cao ráo và thông thoáng. Trước chuồng nuôi cần có sân rộng để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý đàn dê, cho ăn và phòng trừ dịch bệnh. Để có đàn dê khỏe mạnh, yếu tố đầu tiên là phải chọn con giống tốt, vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Đặc biệt, thức ăn phải để khô ráo trước khi cho dê ăn để tránh đau bụng.

Theo tính toán của ông Bình, nếu chăm sóc tốt 1 con dê có thể sinh sản bình quân từ 2-3 lứa/năm, mỗi lứa từ 2-3 con. Khoảng từ 10-12 tháng, dê sẽ cho xuất chuồng (con to đạt trên 30 kg, con nhỏ cũng đạt khoảng 15 kg). Giá thịt dê hơi trên thị trường hiện nay khoảng 100 ngàn đồng/kg, dê giống khoảng 150 ngàn đồng/kg, như vậy nuôi dê thu lợi nhuận khá cao so với các loại vật nuôi khác .

Tại xã Triệu Nguyên, mô hình nuôi dê nhốt chuồng mới chỉ xuất hiện trong thời gian khoảng 2 năm trở lại đây. Ban đầu chỉ có vài hộ nuôi nhưng đến nay tổng đàn dê toàn xã đã tăng lên 57 con, đạt 190% kế hoạch, tăng 45 con so với năm trước. Thức ăn chủ yếu của dê là cỏ, lá cây rừng và phụ phẩm nông nghiệp như thân, lá ngô, lạc.

Ông Trần Thiên Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên cho biết, mô hình nuôi dê nhốt chuồng rất phù hợp với các xã miền núi như Triệu Nguyên.

Mô hình này đã khắc phục một số hạn chế so với hình thức chăn nuôi dê thả rông trước đây như quản lý tốt khâu dịch bệnh, chăm sóc, quản lý đàn dê tốt hơn, chất lượng đàn cao hơn trước.

Trên cơ sở đó, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ, chủ động trong công tác phòng trừ dịch bệnh để nhân rộng mô hình trên địa bàn xã, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Đồng thời, sẽ thành lập tổ hợp tác chăn nuôi để liên kết các hộ, giúp nâng cao hiệu quả các mô hình.

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 477


Hôm nayHôm nay : 23572

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 835945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64821889