21:00 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lợn sạch

Thứ năm - 05/02/2015 20:07
Ý nguyện làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc người giáo viên ấy bắt tay vào nghiệp chăn nuôi.

 

Chuồng chăn nuôi lợn rừng của anh Trung có không gian thoáng đãng để lợn tắm nắng và di chuyển thoải mái

 

Mô hình chăn nuôi lợn rừng theo quy trình công nghệ sinh học của anh đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt. Anh là Nguyễn Thành Trung (34 tuổi) ở thôn Lý 2, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tại nơi công tác thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), anh Trung khởi nghiệp chăn nuôi với vài cặp nhím. Đầu năm 2008, chi phí nhập giống nhím về nuôi rất cao (15 - 16 triệu đồng/cặp giống con, 30 - 35 triệu đồng/cặp giống bố mẹ) nên anh còn lưỡng lự.

Tuy nhiên, nhờ sự quả quyết, dám nghĩ dám làm chẳng mấy chốc cuộc sống gia đình anh được "khoe sắc" trên đất cằn. Cuộc sống đang khởi sắc thì anh nhận được quyết định của cấp trên về việc luân chuyển địa điểm công tác của hai vợ chồng xuống dưới xuôi.

Rời nơi thung sâu núi thẳm, vợ chồng anh Trung quyết định về xã Ngọc Lý để gây dựng lại sự nghiệp. Theo đó, một lần tình cờ xem ti vi giới thiệu về mô hình nuôi lợn rừng ở Trung Quốc theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Trung nảy ra ý tưởng gây dựng thương hiệu lợn sạch ngay tại quê hương.

Từ đó, anh mày mò tìm hiểu qua sách báo và mạng Internet về kỹ thuật chăm sóc loài lợn này, đồng thời trực tiếp tham quan một số trang trại ở các tỉnh, TP như Bắc Ninh, Hà Nội… để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Đầu năm 2009, để có thể nuôi lợn rừng trong điều kiện tốt nhất, anh đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại cũng như nhập giống lợn rừng, lợn mán về nuôi. Khu chuồng với lợi thế nằm ở vị trí cao, dễ thoát nước nên anh Trung có thể dễ dàng phân chia ra làm 3 ngăn với diện tích gần 800 m2, nền chuồng bê tông sạch sẽ, có mái che tránh gió lùa, mưa nắng, bảo đảm thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Ông Nguyễn Văn Ngôn, trưởng thôn thôn Lý 2 cho biết: "Nhờ sự hiểu biết, tìm hiểu khoa học, dám nghĩ dám làm nên mô hình của gia đình anh Trung được nhiều người biết đến.
Bà con trong thôn không ngừng mạnh dạn đầu tư trong chăn nuôi là nhờ  anh hướng dẫn tận tình cũng như bao tiêu sản phẩm tận nơi. Đồng thời, trong các đợt bình xét hàng năm của thôn, gia đình anh luôn được tuyên dương, Hội Nông dân xã khen thưởng...".

Ban đầu, anh quây một góc vườn vừa thả vừa nhốt cho lợn quen dần. Sau một năm, anh chuyển sang chăn nuôi theo hình thức trang trại (chăn nuôi bán thả rông), có sân cho lợn vận động, tắm nắng.

Theo đó, đàn lợn bắt đầu sinh sản và phát triển tốt.  Lợn nuôi được 8 tháng đạt từ 25 - 35 kg/con có thể xuất bán với mức giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Với cách thả gối đàn, lúc nào trong chuồng nhà anh cũng có hơn trăm con lợn rừng.

Đặc biệt, với việc lai tạo thành công hai giống lợn là lợn đực Việt với giống lợn cái Thái Lan, anh Trung đã cho ra đời lợn con F3 hội tụ đầy đủ gen của cả bố và mẹ. Đây là giống lợn xuất bán dễ dàng nhất, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Anh Trung cho biết: "Nhận thấy nguồn thức ăn của lợn rừng dễ kiếm nên chi phí chăn nuôi rẻ, trong đó chủ yếu là cám ngô, gạo, mạch, rau củ, bèo tây, lá cây các loại, cỏ chăn nuôi bò sữa... Chính nguồn thức ăn dồi dào và kỹ nghệ lai tạo giống lợn F3 thành công nên đàn lợn của gia đình tôi ngày càng khẳng định được thương hiệu cũng như chất lượng trên thị trường".

Cũng theo anh Trung, đã có nhiều nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng… đến tận nhà anh thu mua lợn. Năm 2012, gia đình anh xuất bán hơn 3 tấn lợn thương phẩm, thu về khoảng 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 300 triệu.

Trong quá trình chăn nuôi, anh luôn chú ý tới khâu dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các dung dịch khử trùng chuồng trại theo quy trình sinh học. Ngoài ra, hàng tháng anh đều phun thuốc diệt ruồi, muỗi, vãi vôi tẩy uế chuồng trại... nhờ đó đàn lợn trong chuồng luôn khỏe mạnh, ít khi bị dịch bệnh.

Với mong muốn tạo nên chất lượng thực phẩm sạch, giá bình dân, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đại gia đình, anh Trung không ngừng phát triển thêm đàn lợn. Đồng thời anh còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cũng như bao tiêu sản phẩm cho những ai có nhu cầu để nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn rừng ngay tại địa phương.

Theo NNVN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 382


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442092