15:17 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thạc sỹ trồng rau hữu cơ giữa Sài thành

Thứ năm - 29/01/2015 04:55
Hiện nay, nhu cầu về rau sạch của người dân đã trở nên khá phổ biến. Cụm từ GAP (Good Agriculture Practices) trở thành một tiêu chuẩn cho những người muốn sản xuất và sử dụng rau sạch. Và nhắc đến rau sạch, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuy nhiên, ngay tại TP. Hồ Chí Minh, có một thạc sỹ Trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, đang xây dựng mô hình còn “cao cấp” hơn GAP nhưng còn ít người biết đến, đó là sản xuất rau hữu cơ.
 

 

Chị Viên bên vườn rau hữu cơ của mình

 

Giảng viên đại học kiến trúc đi trồng rau

Xuất phát từ đề tài Cao học “Xử lý nước, rác bằng phương pháp vi sinh”,  Nguyễn Thị Quỳnh Viên, giảng viên Trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã nhận ra sự đặc biệt của vi sinh trong tự nhiên và quyết định ứng dụng vào sản xuất rau hữu cơ.

Bắt đầu thí nghiệm từ năm 2010. Đến năm 2012, chị Viên đã tiến hành sản xuất rau theo quy trình hữu cơ trên diện tích khoảng 5000m2 trong khu cách ly vành đai Tân Sơn Nhất.

Những ngày đầu sản xuất, mọi việc đều không suôn sẻ như lúc làm thí nghiệm. Kinh nghiệm làm nông nghiệp hoàn toàn không có. Quy trình sản xuất đều phải tự mày mò nghiên cứu. Chị Viên hầu như khởi đầu từ con số không.

Khu đất trồng rau vốn là đất sét thịt rất khó canh tác, chị Viên phải mất hơn 1 năm để cải tạo mới cung cấp đủ độ mùn cho rau sinh trưởng. Việc tìm ra các giống rau tốt, phù hợp với mô hình hữu cơ cũng mất  nhiều thời gian. Một thách thức rất lớn nữa đối với rau hữu cơ, đó chính là sâu bệnh. Việc không sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ sử dụng các họ vi sinh có ích để diệt sâu bệnh cần phải có thời gian dài mới đạt hiệu quả. Riêng đối với côn trùng bọ nhảy, chị Viên phải huy động công nhân dùng máy hút để bắt, kết hợp với bắt sâu bằng tay trong vườn.

 

Vườn rau hữu cơ của chị Viên

 

Ngoài giờ giảng dạy ở trường, cứ có thời gian là chị phải xắn tay ra vườn cùng công nhân. Từ làm đất, gieo hạt, bắt sâu, thu hoạch…, chị phải luôn chân luôn tay như một nông dân thực thụ.

Những mẻ rau đầu tiên xuất vườn, chị Viên chủ yếu... đem tặng người thân, bạn bè và đồng nghiệp. “Thị trường rau hữu cơ lúc đó thực sự chưa phát triển. Rau trồng ra giá thành khá cao, hình thức lại còi cọc, xù xì, không bắt mắt như rau ở ngoài chợ. Lắm lúc tôi cảm thấy rất nản chí!”, thạc sỹ Viên chia sẻ.

 

Rau hữu cơ đem lại hiệu quả

Cuối năm 2013, vườn rau hữu cơ của chị Viên mới bắt đầu có tín hiệu khả quan. Rau ít bị sâu bệnh, sản lượng khá đều. Chị mạnh dạn đầu tư thêm nhiều giống mới như: cà chua, dưa leo, mướp đắng...Nhiều cửa hàng cung cấp rau sạch tại TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu đặt hàng các sản phẩm rau hữu cơ của chị. Khách hàng sau khi dùng thử rau do vườn chị cung cấp đều quay lại sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, có một nghịch lý là rau sản xuất ra lại không có cơ quan nào chứng nhận đó là rau hữu cơ? Làm sao để khách hàng phân biệt đâu là rau hữu cơ, đâu là rau an toàn, đâu là rau chợ? Đây là câu hỏi mà đến nay chị Viên vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.

Đa số khách hàng đều chỉ đặt hàng sau khi “mắt thấy tai nghe” quy trình sản xuất và tham quan thực tế vườn rau của chị. Chị Viên đã từng lặn lội tìm đến Sở Nông nghiệp và PTNT để tìm hiểu, liên hệ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình nhưng cuối cùng chị chỉ nhận được chứng nhận “Sản xuất theo hướng hữu cơ” chứ chưa phải là “Sản xuất hữu cơ”.

 

Hiện nay vườn rau hữu cơ mang tên Hương Đất của chị Viên

 

“Rau hữu cơ hiện nay có giá bán cao hơn rau theo tiêu chuẩn GAP khoảng 2 lần. Rau GAP hiện nay đã có các chứng nhận rõ ràng, còn rau hữu cơ thì chưa. Các cửa hàng có thể đến trực tiếp vườn rau của tôi để xác nhận tôi trồng rau hữu cơ. Nhưng còn người tiêu dùng, họ sẽ xác nhận bằng cách nào? Lúc nào có một đơn vị đủ uy tín, đủ các máy móc thiết bị để tiến hành chứng nhận, lúc đó rau hữu cơ mới thực sự có chỗ đứng trên thị trường”, chị Viên nói về khó khăn lớn nhất cho đầu ra của sản phẩm này.

Sau hơn 4 năm nghiên cứu và phát triển, hiện nay vườn rau hữu cơ mang tên Hương Đất của chị Viên đã bắt đầu thu được những kết quả nhất định. Sản phẩm của chị đã được phân phối tại một số cửa hàng rau sạch lớn tại TP. Hồ Chí Minh như: Dalat G.A.P, Vườn Xanh…

Chị Viên tâm sự thêm: Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời kết hợp với một số doanh nghiệp khác tiến hành chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Ngoài ra, sẵn sàng mở cửa vườn rau của mình để tạo thành một nơi tham quan, nghiên cứu và học tập cho học sinh, sinh viên quan tâm đến môi trường và rau hữu cơ.

“Điều tôi mong muốn nhất là rau hữu cơ sẽ dần hiện hữu trong bữa ăn của mỗi gia đình người dân Việt Nam. Rau hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe con người mà sẽ góp phần cải tạo môi trường trong lành như chính bản chất của nó”, chị Viên chia sẻ.

 

Một số thông tin cần biết về rau hữu cơ:

- Rau hữu cơ là rau được sản xuất dựa theo nguyên tắc: Tạo môi trường cân bằng sinh thái cho đất, bổ sung thường xuyên vi sinh có lợi cho đất và cây trồng, ủ phân bằng vi sinh và nấm đối kháng tiêu diệt mầm bệnh.

- Sản xuất rau hữu cơ phải tuân thủ nghiêm ngặt “6 không”:

   + Không phân bón hóa học

   + Không thuốc trừ sâu hóa học

   + Không kích thích sinh trưởng

   + Không thuốc diệt cỏ

   + Không giống biến đổi gien

   + Không chất bảo quản

Minh Tuấn
Nguồn: kinhtenongthon.com

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: rau sạch

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300

Máy chủ tìm kiếm : 96

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 239696

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60561653