12:18 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ra tù, thành chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát trắng

Thứ tư - 28/01/2015 21:46
Sự nông nổi của tuổi trẻ khiến anh Hồ Kham (40 tuổi, ngụ xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) phải trả giá bằng những ngày tháng tù tội. Ra tù, bỏ lại quá khứ lầm lỗi, Kham quyết tâm làm lại cuộc đời, và giờ đây anh đã trở thành chủ trang trại trên vùng cát trắng có doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lỗi lầm thời trẻ

Trang trại của anh Kham nằm trên vùng rú cát của thôn Cổ Tháp. Lúc tôi đến, anh đang cùng nhân công của mình chăm sóc vật nuôi trong trang trại. Dẫn tôi đi một vòng quanh trang trại, anh Kham bảo, quyết tâm làm lại cuộc đời đã giúp anh có được cơ ngơi như ngày hôm nay.

Anh Hồ Kham kiểm tra khu nuôi lợn rừng trong trang trại của mình. An Sơn 
 
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, tuổi thơ của anh là những chuỗi ngày cùng cực. Mặc dù rất ham học và sáng dạ, nhưng ở trong hoàn cảnh cái ăn còn chả đủ, nói gì đến học nên đến năm lớp 10 Kham phải “tự nguyện” bỏ học. Giấc mơ đèn sách dang dở, anh theo học nghề lái xe với hy vọng có một việc làm ổn định để đỡ đần gia đình.

Lấy được bằng lái, anh ra Lạng Sơn làm cho một doanh nghiệp với công việc lái xe tải chuyên “đánh” hàng từ Trung Quốc về Hà Nội. Thu nhập khá, lại biết tiết kiệm nên anh đều đặn có tiền gửi về nhà. Nhưng rồi sự nông nổi của tuổi trẻ khiến anh vấp ngã. Năm 1999, trong một lần về thăm nhà, anh cùng một nhóm bạn tụ tập rượu chè. Rượu ngà ngà say, giữa anh và nhóm bạn xảy ra mâu thuẫn. Bị “ma men” dẫn đường, anh dùng thanh gỗ đánh trọng thương cả 5 bạn nhậu. Gây án xong, vì quá hoảng sợ, Kham bắt xe vào miền Nam lẩn trốn. Sau nhiều tháng sống chui lủi nơi đất khách quê người, Kham trở về quê đầu thú. Đầu năm 2000, anh bị kết án 9 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.

Sau ngày ra tù, Kham trở về làng trong tình trạng mất phương hướng, lòng trĩu nặng tự ti. Anh muốn làm lại cuộc đời nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Khổ nhất là cái tiếng “tù” cứ đeo đẳng anh, đến độ mỗi lúc hàng xóm mất con gà, con vịt, dù không ai nói thẳng nhưng người ta cứ chửi đổng, lại cái thằng tù trộm chứ ai, ám chỉ anh là thủ phạm. Cái tên Kham “tù” mà nhiều người quen dùng để gọi anh là cách họ thể hiện sự khinh thị. “Những điều đó khiến tôi chán nản, bế tắc thực sự. Tôi thất vọng về bản thân và thấy mình là gánh nặng của gia đình”- anh Kham nhớ lại.

Có bằng cử nhân vẫn bị mang danh tù

Ở thời điểm tưởng như đã trở thành người thừa của xã hội, thì sự ham học đã giúp anh tìm được cho mình một hướng đi. Anh nghĩ, muốn làm lại cuộc đời thì phải có kiến thức, nên quyết định học thêm 2 năm bổ túc trung học phổ thông để thi đại học. Hàng xóm nghe chuyện thì cười nhạo, có người còn bảo: “Cái ngữ thằng Kham “tù” thì học hành cái nỗi gì, chỉ giỏi vẽ vời để chơi bời lêu lổng”. Sự nghi ngờ của người thân và hàng xóm càng khiến anh quyết tâm hơn. Ngoài thời gian làm ruộng vườn, anh chăm chỉ đèn sách rồi tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc. Tiếp đó, anh thi đỗ rồi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế với tấm bằng loại khá khi tuổi đời đã gần 30.

 

Những tưởng cuộc đời từ đây sẽ “sáng” hơn, nào ngờ đây cũng là thời điểm anh vướng vào bi kịch bởi những lỗi lầm trong quá khứ. Sau ngày tốt nghiệp đại học, anh nộp hồ sơ xin việc vào nhiều cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng không được nơi nào nhận vì vết đen trong lý lịch. Chán nản, anh bỏ quê vào Bình Định tìm kiếm việc làm và may mắn được nhận vào một doanh nghiệp xây dựng, sau đó lập gia đình. Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sau gần 2 năm làm việc tại doanh nghiệp này, anh buộc phải ra đi vì mảng tối trong lý lịch: Tù.

 

Những ngày đầu đưa vợ con về quê, anh lại sống trong sự chán nản, tuyệt vọng. Nhưng rồi anh tìm thấy cho mình một hướng đi ngay trên mảnh đất quê hương. “Một chiều đi lang thang trên rú cát mênh mông ở thôn, trong tôi lóe lên ý nghĩ tại sao mình không cải tạo vùng cát để làm giàu. Nghĩ là làm, tôi lặn lội đến nhiều nơi tìm hiểu các mô hình kinh tế trang trại trên cát rồi chọn cho mình một mô hình phù hợp”- anh Kham kể. Năm 2010, được chính quyền giao 6ha rú cát và vay được một ít vốn từ người thân, bạn bè, anh bắt tay vào xây dựng trang trại.

Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình khác, anh bắt tay vào trồng rừng keo lá tràm trên cát để tạo bóng mát và chống cát bay, cát nhảy. Tiếp đó, anh chọn những khu vực thổ nhưỡng phù hợp để phát triển sản xuất. Sau khoảng một năm quăng quật với cát, trang trại của anh đã hình thành với hệ thống chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nhà, gà kiến, vịt, ao cá, rừng tràm, vườn cây ăn quả quy mô lớn.

Thu tiền tỷ từ cát trắng

 

Quan điểm
 
Ông Nguyễn Tường - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lợi
  Sau 5 năm mở trang trại trên cát, anh Kham đã trở thành 1 trong 15 hộ làm kinh tế giỏi có thu nhập cao ở xã. Anh Kham là tấm gương sáng về nghị lực vượt qua mặc cảm và sự nghi kỵ của xã hội để vươn lên làm giàu.  
Trang trại của anh Kham giờ đã “quy tụ” được 50 con lợn rừng, 500 con lợn nhà, 10.000 con gà, 1.000 con vịt, ngoài ra còn có 2 hồ cá lớn và 1 vườn cây ăn quả, 3ha rừng tràm. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây trồng, vật nuôi của anh đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm trang trại của anh đem lại doanh thu từ 1,5- 2,3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 300-500 triệu đồng/năm. Anh Kham cho biết: “Hiện tôi đang xin thêm đất để mở rộng trang trại nhằm phát triển mô hình nuôi vịt trời. Đây là mô hình hứa hẹn đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao”.

 

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn giúp đỡ nhiều gia đình ở địa phương vươn lên. Ngoài tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng, anh đã giúp đỡ nhiều hộ dân phát triển sản xuất, nhất là về kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt trên đất cát. Nhờ sự tiếp sức của anh mà ngày càng có nhiều hộ từ chỗ cuộc sống khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Khi đã có chỗ đứng nhất định, anh ấp ủ ý định giúp đỡ những người hoàn lương vươn lên bằng những việc làm thiết thực. “Từ thực tế bản thân, tôi thấy trong sự bế tắc của những người từng phải vào tù có một phần trách nhiệm của cộng đồng. Vì vậy, cần phải góp sức giúp họ và gia đình họ vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống” - anh giải thích.

Với những thành tích trong phát triển kinh tế và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, anh vừa được Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng bằng khen về điển hình tiêu biểu trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Khi tôi hỏi anh có buồn với cái tên mà mọi người gắn cho anh là Kham “tù” không? Anh Kham cười nói: “Chính chữ tù đó như một lời nhắc nhở với tôi không được tiếp tục phạm sai lầm, đặc biệt nó là động lực để tôi giúp đỡ những người lỡ dính vào tù tội có cơ hội làm lại cuộc đời”.

Nguồn: danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310

Máy chủ tìm kiếm : 109

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 52790

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231045

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60553002