12:24 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm theo hướng VietGAP

Thứ ba - 03/03/2015 20:56
Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.
Người dân kiểm tra sự phát triển của tôm nuôi.

Người dân kiểm tra sự phát triển của tôm nuôi.

Ứng dụng theo cách tiên tiến hơn

Những ngày này, các hộ thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP chuẩn bị bước vào vụ mới. Ông Nguyễn Hữu Yến (xóm 2, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông) - hộ tham gia mô hình cho biết: “Cách nuôi mới đã đem lại nhiều lợi ích, không những con tôm nuôi đạt kích cỡ, sản lượng cao, sạch bệnh mà môi trường cũng tốt hơn...”.

Hộ bà Nguyễn Thị Yến (xóm 2, thôn Thủy Triều) thì khẳng định: Nuôi tôm theo cách mới thực ra không khó so với cách cũ, đòi hỏi người nuôi phải kỹ hơn trong việc chọn giống; làm ao lắng, lọc để xử lý môi trường; sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế dùng thuốc kháng sinh và thực hiện việc theo dõi ghi chép hàng ngày... “Lâu nay, người nuôi tôm hay dùng kháng sinh và formon để xử lý môi trường, đưa kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh. Cách này vô tình làm vi sinh dễ lờn thuốc, sản phẩm vì thế bị nhiễm kháng sinh. Nuôi tôm theo hướng VietGAP là tập cho nông dân ứng dụng cách làm mới, tiên tiến hơn...” bà Yến nói.

5 hộ có diện tích đìa nuôi tôm trong khu vực Cù Hin (xã Cam Hải Đông) đã được chọn thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP. Các hộ đã dành 4.000m2 để thiết kế ao cấp, 3.000m2 thiết kế ao xử lý nước thải phục vụ cho việc nuôi tôm trên 2ha (5 ao). Ngoài ra, mô hình còn xây dựng các công trình phụ trợ như: hệ thống kênh mương, kho chứa vật tư, thức ăn...

Sau 110 ngày nuôi theo quy trình VietGAP, tôm phát triển tốt và cho thu hoạch. Kỹ sư Nguyễn Thị Thanh Hạnh, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chủ nhiệm đề tài cho biết, tỷ lệ tôm sống đạt 83%, kích cỡ thu hoạch trung bình đạt 67g/con, năng suất hơn 10 tấn/ha, giá bán cao hơn 5.000 đồng/kg so với cách nuôi không theo VietGAP, bình quân lãi 110 triệu đồng/hộ. “Mô hình đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc khảo sát vùng nuôi, chọn địa điểm, chọn hộ cũng như theo dõi, ghi chép và lưu hồ sơ nhật ký trang trại thực hiện khá nghiêm túc. Mô hình đã tổ chức được nhiều buổi tập huấn, hội thảo, tham quan, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người nuôi tôm, từng bước thực hiện cách làm ưu việt...” - bà Hạnh chia sẻ. Được biết, vùng nuôi tôm tại xã Cam Hải Đông có thể mở rộng bởi không thiếu những diện tích đìa lớn, có thể thiết kế các ao chứa, ao lắng để xử lý môi trường.

Khó triển khai đại trà

Theo bà Hạnh, tuy mô hình đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, khuyến khích nông dân làm theo; tuy nhiên, việc nhân rộng sẽ gặp khó khăn bởi nhiều lý do, trong đó có hạ tầng vùng nuôi chưa bảo đảm. Ngoài ra, việc áp dụng VietGAP, ghi nhật ký trang trại đòi hỏi người nuôi phải có hiểu biết nhất định về quản lý hồ sơ, ghi chép biểu mẫu. Để áp dụng mô hình trên diện rộng, cần sự vào cuộc của ngành chức năng, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật...

Ông Võ Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư cho biết, nhiều yếu tố tác động đến việc nhân rộng như: Quy hoạch vùng nuôi chưa rõ, tập quán canh tác, khả năng đầu tư, giá cả thị trường, việc theo dõi, ghi chép nhật ký trang trại... Việc thu mua tôm của các doanh nghiệp tuy giá có nhích hơn so với thị trường do yêu cầu khắc khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm, nhưng việc tiêu thụ tôm hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thương lái, việc thực hiện theo VietGAP vẫn chưa được thị trường đề cao. Vì thế, nông dân chưa mặn mà...

Thiết nghĩ, tỉnh cần quy hoạch chi tiết vùng nuôi để làm tiền đề xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo đảm quy trình nuôi tôm sạch; hỗ trợ xây dựng các tổ hợp tác, tổ liên kết để nông dân nhân rộng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa VietGAP phát triển chiều sâu.

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP là kiểm tra và áp dụng các loại thuốc, hóa chất từ khâu đầu vào đến đầu ra, được hộ ghi chép cẩn thận, đáp ứng việc truy nguyên nguồn gốc, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm mà sử dụng các chế phẩm sinh học có lợi cho môi trường, xây dựng các ao lắng, lọc, xử lý nước thải đảm bảo quá trình nuôi… Kinh phí thực hiện mô hình gần 500 triệu đồng.

theo  Báo Khánh Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 663413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70890728