19:48 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển du lịch nhờ trồng lan trong vườn nhãn cổ

Thứ hai - 02/06/2014 21:40
Không chỉ phát triển về du lịch, mô hình này được kỳ vọng là giải pháp bảo tồn hơn 1.000 cây nhãn cổ ở Bạc Liêu.

Gần đây, người dân ven biển Bạc Liêu đang trồng các loài hoa phong lan trong chính những vườn nhãn cổ thụ. Tuy chỉ triển khai thử nghiệm, mô hình trồng hoa lan đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển thành phố. Với mô hình này, Bạc Liêu hy vọng sẽ giữ lại những vườn nhãn cổ có tuổi thọ hơn 100 năm để phát triển du lịch.

Vườn lan đang được bà con thử nghiệm

Ông Phan Chí Dũng - Cán bộ phụ trách Kỹ thuật trồng hoa phong lan TP Bạc Liêu chia sẻ thử nghiệm mô hình ở vùng đất ven biển Bạc Liêu cho thấy hoa lan thích ứng tốt, phát triển nhanh và cho nhiều hoa. So với lan nhập từ Thái Lan chỉ tươi khoảng 5 ngày, hoa lan trồng ở đây có thể kéo dài độ tươi gần gần tháng. Kết quả này hứa hẹn sẽ tạo nên hướng đột phá mới ở vùng đất giồng khi mô hình được coi là siêu lợi nhuận so với nghề trồng rau truyền thống.

Lâu nay, bên cạnh những khu vườn nhãn cổ, nông dân vùng đất giồng ven biển Bạc Liêu chỉ biết trồng rau, hoa màu và nuôi tôm, cua. Tuy nhiên các loại cây trồng, vật nuôi này thời gian gần đây luôn gặp nhiều rủi ro sâu bệnh mất mùa, mất giá. Đặc biệt nhất là tôm do môi trường nước bị ô nhiễm nặng tạo ra nhiều áp lực gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Trước thực trạng đất đai bị nhiễm mặn, hóa chất, việc thay thế cây trồng, vật nuôi khác không phải là chuyện dễ đối với mỗi địa phương. Anh Lê Văn Hoài - nhân viên chăm sóc vườn lan chia sẻ: “Tôi lên Củ Chi học hỏi kinh nghiệm trên những vườn lan lớn, về chăm sóc thấy công việc này cũng dễ. Trồng lan chủ yếu mình tưới cho đủ nước và bón phân đúng định kỳ”.

Ông Dương Thành Trung - Bí thư Thành ủy Bạc Liêu khẳng định mô hình trồng hoa phong lan ở vùng ven biển Bạc Liêu thành công không chỉ giúp người trồng màu tăng thêm thu nhập, giải quyết thời gian nông nhàn mà còn góp phần hình thành nên vùng đất giồng với hàng chục giống hoa lan phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Thành phố Bạc Liêu đã quyết định đưa ra mô hình trồng lan dưới gốc nhãn cổ để giữ gìn, bảo tồn. Đồng thời lại có sản phẩm mới là du lịch vườn nhãn và nhìn ngắm bông phong lan. Bà con đã có kinh nghiệm trồng màu hơn 100 năm nay, do đó khi áp dụng trồng lan chỉ cần hướng dẫn kỹ là có thể trồng được, ông Trung cho biết.

Cũng theo lãnh đạo này, giồng nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230ha, chạy dài trên 11km đi qua các xã Hiệp Thành, Nhà Mát và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố. Những năm gần đây, do nhãn bị già cỗi, năng suất giảm dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Nhà vườn ở đây đã đốn bỏ hàng loạt cây nhãn cổ để chuyển sang trồng các loại cây khác. Mô hình trồng phong lan được kỳ vọng là một trong những giải pháp giúp Bạc Liêu bảo tồn hơn 1.180 cây nhãn cổ may mắn còn sót lại.

Theo VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 835438

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71062753