15:48 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn : Liên kết “4 nhà” là yếu tố quyết định thành công

Thứ năm - 29/05/2014 22:11
Mô hình cánh đồng mẫu lớn không còn xa lạ ở nhiều địa phương và hiệu quả của nó đã được khẳng định qua thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này và đảm bảo tính bền vững, mối liên kết “4 nhà” phải khăng khít hơn, trong đó vai trò của doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm là rất quan trọng.
Từ cách làm “ngược”

Xã Tề Lỗ (Yên Lạc  - Vĩnh Phúc) được biết đến với biệt danh làng “mổ xe”, nhiều gia đình đã giàu lên nhờ nghề này. Công việc nhiều, thu nhập cao nên không khó hiểu khi nông dân Tề Lỗ không còn mặn mà với đồng ruộng, nhiều diện tích đất trồng lúa đã bị bỏ hoang. Tuy nhiên, theo ông Bùi Đức Hoan, Chủ tịch UBND xã, nguyên nhân sâu xa khiến nông dân Tề Lỗ chán ruộng là do thu nhập quá thấp, trong khi chi phí sản xuất lại cao do bà con vẫn giữ lối canh tác truyền thống, lạc hậu. Để khôi phục sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế từ trồng lúa, lãnh đạo xã đã có một quyết định táo bạo: Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn ở thôn được cho là trình độ canh tác của nông dân yếu kém nhất, có nhiều hộ bỏ ruộng nhất.  

Đảng ủy, UBND xã Tề Lỗ xác định, để triển khai, xây dựng cánh đồng mẫu thành công, việc đầu tiên phải nâng cao nhận thức, tư tưởng cho người dân. Vì vậy, ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban tuyên truyền, xã đã tổ chức họp dân, lấy ý kiến đóng góp của các hộ có ruộng; huy động sự vào cuộc của cấp ủy chi bộ, các chi hội đoàn thể. Ban đầu, khi vấn đề quy hoạch lại đồng ruộng được đưa ra đã gặp sự phản đối kịch liệt của các hộ có bờ xôi ruộng mật. Trước tình hình đó, tiểu ban chỉ đạo đã phân công từng thành viên đến từng hộ gia đình, gặp từng người tuyên tuyền, giải thích, thuyết phục, tác động bằng nhiều hình thức. Qua nhiều lần thuyết phục, các hộ đã hiểu xây dựng cánh đồng mẫu là điều kiện để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân nên đều đồng thuận, nhất trí cao. Từ 576 thửa nay xã đã quy hoạch, dồn ghép xuống còn 120 thửa, bình quân mỗi thửa 2.250m2. Không chỉ vậy, các hộ dân còn tự nguyện hiến đất để làm mới 1 tuyến đường dài gần 900m, rộng 5m giữa cánh đồng, đảm bảo ruộng nào cũng bám đường, bám mương tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất.

Chia sẻ với các đại biểu tại Hội thảo liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn ở Đồng bằng sông Hồng, ông Hoan nhấn mạnh: “Cái được lớn nhất trong việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là đã thu hút được nông dân quay trở lại với ruộng đồng dù ở Tề Lỗ  có đến 75% số hộ tham gia nghề thu mua, tái chế phế liệu. Đơn giản bởi họ thấy hiệu quả từ cách làm mới, chi phí sản xuất giảm mà thu nhập lại tăng, ruộng đồng được quy hoạch khoa học. Bây giờ thì thôn nào cũng muốn được tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn”.

Tại xã Hợp Thịnh (Tam Dương – Vĩnh Phúc), mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng đang chuẩn bị bước vào thu hoạch. Do được sử dụng cùng một loại giống (Thiên ưu 8), xuống giống cùng thời điểm, quy trình chăm sóc như nhau nên cả cánh đồng rộng 60ha vàng óng một màu, bông nào bông nấy trĩu hạt. Bà Hạ Thị Khoa, thôn Lê Lợi cho biết: “Vụ này tôi tham gia cấy 4 sào Thiên ưu 8, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên năng suất, chất lượng lúa được cải thiện đáng kể, dự kiến đạt khoảng 259kg/sào, trong khi lúa Khang dân 18 chỉ được 230kg/sào”. Điều làm bà Khoa và nhiều nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn yên tâm hơn là Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương đã nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa thu được của bà con với giá thành cao gấp 1,3 lần so với Khang dân 18. 

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Hợp Thịnh, mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng tập trung đang dần được khẳng định hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội. Tham gia mô hình, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong chuyển đổi phương thức canh tác và đầu tư sản xuất lúa, hình thành vùng hàng hóa tập trung.

 TS.Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 
thăm mô hình cánh đồng mẫu lớn xã Hợp Thịnh (Tam Dương – Vĩnh Phúc).


Liên kết nắm vai trò chủ đạo

Cánh đồng mẫu lớn ở Hợp Thịnh chỉ là 1 trong rất nhiều mô hình cánh đồng mẫu được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tại 15 tỉnh, thành phố với quy mô 2.450ha, được thực hiện trong 3 năm (2013 – 2015). Riêng năm 2014, mục tiêu xây dựng được 450ha mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn tại Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Đà Nẵng, quy mô 50ha/mô hình/tỉnh, với khỏang 2.250 hộ nông dân tham gia.

TS.Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, quan điểm chọn nơi để xây dựng mô hình của Trung tâm là vùng sản xuất lúa chủ lực của tỉnh, vùng đã tiến hành dồn điền đổi thửa, có cơ sở hạ tầng tốt. Cán bộ chỉ đạo sản xuất của cơ sở có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và có ý thức tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới để phổ biến cho sản xuất của địa phương. Nông dân trong vùng nhất trí cao để cùng chấp hành nghiêm túc, đồng loạt quy trình kỹ thuật sản xuất trong mô hình; chấp hành hợp đồng chung của địa phương với doanh nghiệp khi đầu tư giống, vật tư phân bón, thu mua sản phẩm của mô hình. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào mô hình trên cơ sở quy trình kỹ thuật canh tác của giống lúa sử dụng; áp dụng tối đa cơ giới hóa trong các khâu canh tác lúa; liên kết với doanh nghiệp trong cung ứng giống vật tư đầu vào và thu mua sản phẩm của mô hình. 

Từ thực tế triển khai mô hình cho thấy, hiệu quả kinh tế tổng thể trên 1 ha lúa tăng so với ngoài mô hình từ 17-25% tùy theo từng tỉnh“, ông Khởi khẳng định. Điều đáng ghi nhận là tất cả các mô hình đều có mối liên kết giữa nông dân (đại diện là HTX, UBND xã) và đơn vị, doanh nghiệp cung ứng giống lúa, phân bón và làm đất. Do vậy chất lượng dịch vụ tốt hơn, tránh được hiện tượng cấp cho nông dân giống lúa không đủ phẩm cấp, phân bón kém chất lượng… Đơn cử như mô hình lúa cánh đồng mẫu lớn tại Nghệ An, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã ký hợp đồng cung ứng giống lúa, phân bón của công ty và thu mua toàn bộ sản phẩm thóc để chế biến gạo cung cấp cho các siêu thị. Năm 2014, mô hình tiếp tục thực hiện 50ha trong dự án và 200ha mở rộng thành cánh đồng mẫu lớn 250ha tại Kim Liên, Nam Đàn. Hay mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa giống OM6976 tại Đà Nẵng được ký kết giữa HTX sản xuất (nông dân) với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, công ty cung ứng hạt giống, tham gia chỉ đạo kỹ thuật theo quy trình sản xuất hạt giống và thu mua thóc mô hình để làm giống, tỷ lệ thu mua cao hơn giá lúa thương phẩm trên thị trường cùng thời điểm 30-40%.

Theo ông Khởi, việc liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và thu mua sản phẩm mô hình là cực kỳ quan trọng, nó quyết định tính bền vững của cánh đồng mẫu lớn, vì vậy cần có sự bàn bạc trao đổi giữa HTX, UBND xã (thay mặt người sản xuất) với doanh nghiệp trước khi tiến hành các bước sản xuất. 

Ngoài ra, phải có quyết tâm chính trị và sự vào cuộc thật sự của chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp; bên cạnh vận động cần có biện pháp tuyên truyền thích hợp cho nông dân biết và hiểu lợi ích của liên kết sản xuất. Nông dân tự nguyện tham gia là yêu cầu bắt buộc khi triển khai mô hình, cần phải tạo sự thấu hiểu của nông dân đối với lợi ích mang lại cho họ, cho đến khi nông dân tự nguyện tham gia mô hình.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc cho rằng, để nhân rộng các mô hình cánh đồng mẫu lớn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, đưa các giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao vào trồng, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân nhằm tạo thu nhập, hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người trồng lúa. 

TS.Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định, mối liên kết giữa các “nhà” trong xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn là rất quan trọng, là yếu tố đảm bảo thành công. Để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, không còn cách nào khác phải liên kết, nông dân phải tập hợp để làm ăn lớn. Ở mô hình này, vai trò của các hộ vẫn được phát huy nhưng thay vì mạnh ai nấy làm thì nay được sản xuất theo quy trình đồng bộ từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Chính vì vậy, ngoài sự vào cuộc của chính quyền, ngành chức năng thì các doanh nghiệp cũng phải đẩy mạnh hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Điều quan trọng từ mô hình là nông dân các nơi nhìn thấy hiệu quả để áp dụng và nhân rộng chứ không phải chỉ để trình diễn và khi hết dự án lại quay về lề lối cũ. Muốn làm được điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải “bám” đồng ruộng, giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất, và khi thấy hiệu quả, bà con sẽ hưởng ứng mà không cần phải vận động, tuyên truyền nhiều.  
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 254


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 61365

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60383322