00:23 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau VietGAP - vừa an toàn, vừa khấm khá

Thứ sáu - 09/02/2018 03:08
Chị Đào phấn khởi khoe, mới đầu trồng rau theo VietGAP cũng khó khăn do chưa quen cách làm nhưng sau một thời gian áp dụng VietGAP, chi phí đầu tư giảm rõ rệt.

Chị Đào tham dự diễn đàn KN@ “Giải pháp Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị”

Chị Đào tham dự diễn đàn KN@ “Giải pháp Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị”

An toàn vệ sinh thực phẩm hiện là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, việc sản xuất rau lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã tạo ra sản phẩm không an toàn dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Chính vì vậy, sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP là xu hướng đang được nhiều người sản xuất quan tâm, để làm ra sản phẩm sạch và an toàn. Điển hình như  trường hợp chị Cao Thị Đào (51 tuổi), ngụ D15/21 ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM.
 
Chị Đào kể: “Tôi trồng rau ăn lá từ năm 1998, trong đó có 8 năm sản xuất theo lối truyền thống và 12 năm trở lại đây là sản xuất theo quy trình VietGAP. Lúc đầu, tôi trồng các loại cải xanh, cải ngọt, ngò rí. Những chủng loại này đòi hỏi phải sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu rất nhiều thì mới có lợi nhuận. Trong khi tôi thì chả có học hành gì về kỹ thuật chuyên môn, chỉ làm theo kinh nghiệm, có khi mới phun thuốc hôm nay, ngày mai đã cắt bán rồi. Đầu ra của sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, giá cả bấp bênh, kinh tế gia đình cũng không ổn định, lúc đặng lúc không”.

Đến năm 2006, được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh và Hợp tác xã (HTX) Phước An, chị Đào tham gia các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn và sau này là VietGAP, được tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất của nhiều nơi, nên đã bỏ dần tập quán sản xuất cũ. Áp dụng những kiến thức được học, chị phân lô sản xuất, ghi chép nhật ký từ khi xuống giống đến thu hoạch, bón phân cân đối, hợp lý, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly, sử dụng phân bón vi sinh…, để tạo ra các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Năm 2013, gia đình chị Đào được Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh hỗ trợ xây dựng nhà lưới 500m² để trồng rau VietGAP, được Dự án Qseap hỗ trợ nhà sơ chế rau và một giếng khoan lớn để chủ động nguồn nước tưới. Hiện chị Đào là xã viên trực tiếp sản xuất cung cấp rau cho HTX Phước An. Với diện tích 5.000m², chị trồng các loại rau muống, mồng tơi, rau dền theo quy trình VietGAP, hàng ngày cung cấp cho HTX 70kg mồng tơi, 50kg rau dền và 100kg rau muống, với giá trung bình 5.500 đồng/kg. Mỗi vụ (24 - 28 ngày) thu khoảng 28 - 30 triệu đồng/5000m², sau khi trừ chi phí thì còn lãi hơn 20 triệu đồng. Một năm gia đình chị Đào trồng khoảng 8 vụ, thu lợi nhuận hơn 160 triệu đồng. 

Chị Đào phấn khởi khoe: “Vào HTX được nhiều cái lợi, như sản xuất tập trung, trồng loại rau theo đặt hàng của HTX để sản xuất không tồn đọng và thương lái không thể ép giá như trồng rau bình thường. Hiện HTX Phước An có 7 tổ sản xuất thì tôi tham gia 4 tổ, cán bộ kỹ thuật của HTX sẽ hỗ trợ trong phân phối sản lượng và giám sát sản phẩm. Mới đầu trồng rau theo VietGAP cũng khó khăn do chưa quen cách làm, nhưng sau một thời gian áp dụng VietGAP, chi phí đầu tư giảm rõ rệt do sử dụng phân bón và thuốc ít; cộng thêm việc bón phân sinh học và bón ít đạm giúp không gây độc hại cho môi trường xung quanh, sản phẩm làm ra sạch và an toàn, nên được thu mua với giá cả và sản lượng ổn định. Trong 1 vụ, với 100m² đất tôi chỉ sử dụng 10kg phân vi sinh, 1kg urê, 1kg NPK là đủ”. 

Ngoài trực tiếp sản xuất cùng chồng, chị Đào còn làm công nhân nhặt rau, đóng gói cho HTX Phước Lộc, Phước Bình, với thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng. 
Chị Đào chia sẻ thêm: “Với rau muống, rau dền thì tôi làm đúng kỹ thuật theo cán bộ chỉ dẫn. Riêng rau mồng tơi, tôi làm khác một chút theo kinh nghiệm là ngâm hạt 3 ngày cho nứt nanh, xong lấy rổ chà tróc vỏ, phơi ráo hạt rồi đem gieo, thì cây lên nhanh và phát triển tốt hơn. Đến nay, tôi đủ tự tin về việc am hiểu quy trình sản xuất và có thể chỉ dẫn giúp đỡ lại nông dân khác khi cần”.
Theo Trúc Minh/Báo Sài Gòn Giải Phóng.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 28180

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1033882

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72716591