21:34 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hà Giang Bài 1: Bước chuyển về phương thức sản xuất

Thứ tư - 09/05/2018 04:06
Với cách làm sáng tạo, mạnh dạn của người dân cùng với quyết sách đúng đắn, kịp thời của chính quyền địa phương đã giúp nền nông nghiệp Hà Giang dần khởi sắc. Nhiều sản phẩm chủ lực được sản xuất với quy mô lớn và bước đầu có sự tham gia của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp. Đến nay, cơ cấu nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31% trong GRDP, giá trị sản xuất đạt 43 triệu đồng/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 42 vạn tấn.

“Chìa khóa” thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa

 Sau gần 3 năm triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Hà Giang đã và đang có những bước chuyển tích cực. Nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) phát huy hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. Điều đáng nói, việc ban hành các nghị quyết, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã gỡ nút thắt bấy lâu nay của người dân về nguồn vốn và tư duy sản xuất.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, để triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Hà Giang xác định phát triển 6 sản phẩm chủ lực theo hướng hàng hóa. Trong số đó, tỉnh chú trọng phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện 30a. Đồng thời, tập trung thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng chè theo hướng phát triển chuỗi giá trị, nâng cao giá trị bằng phương thức sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ trên 7.000ha tại các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang và Xín Mần. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh triển khai đề án “nửa triệu con gia súc”.

“Dấu ấn mang đậm thành công trong triển khai đề án thời gian qua ở Hà Giang chính là việc ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đơn cử, Nghị quyết 209/NQ-HĐND và Nghị quyết 86/NQ-HĐND của tỉnh đã tháo gỡ khó khăn bấy lâu nay về nguồn vốn sản xuất cho người dân. Đến nay, tỉnh đã giải ngân được trên 444 tỷ đồng cho gần 6.000 hộ dân vay vốn ưu đãi 2 năm không mất lãi. Đây được coi là chìa khóa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Hà Giang và còn là đòn bẩy, mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân”-  Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin.

Gia đình anh Thèn Văn Tung (thôn Nắm Ản, xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì) là một trong những hộ được hưởng lợi. Trước kia, anh Tung chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ vì thiếu vốn đầu tư. Năm 2016, được vay 300 triệu đồng theo Nghị quyết 209, anh đã mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng gia trại. Đến nay, gia đình anh đã có 40 con trâu, bò, tất cả sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập gần 100 triệu đồng. Cũng chính vì thế, gia đình anh không những thoát khỏi diện nghèo mà còn là hộ khá giả. Có thể nói rằng, Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh Hà Giang về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chính là “chìa khóa” quan trọng giúp hàng nghìn tổ chức, cá nhân được vay vốn, đầu tư trồng trọt, chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển trọng điểm vào các sản phẩm chủ lực gồm 3 cây: Cam, chè, dược liệu và 3 con: Trâu, bò, ong. Sản phẩm cam sành Hà Giang đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Giai đoạn 2015 - 2020, Hà Giang đã xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm này, đồng thời, quy hoạch trồng tập trung cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Đến nay, diện tích cam của toàn tỉnh đạt trên 8.300ha, sản lượng thu được khoảng 40.000 tấn/năm, đem lại thu nhập trên 400 tỷ đồng cho các hộ dân.


Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của gia đình anh Đoàn Công Oánh, thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang đem lại thu nhập cao
Ảnh: Xuân Việt

Hình thành chuỗi liên kết

 Tính đến cuối năm 2017, trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang có 82 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, 700 cơ sở tham gia chế biến chè các loại; 4 nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm; 3 công ty chế biến dược liệu và đặc biệt đã có cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở huyện Vị Xuyên. Toàn tỉnh phát triển được 836 gia trại chăn nuôi trâu, bò, dê và gia cầm...

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm chủ lực, Hà Giang còn khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ dân thành lập nhóm hợp tác, HTX cùng nhau phát triển. Trước đây, người dân thôn Tân Đức (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên) chỉ biết mạnh ai người ấy làm, mỗi nhà một cách nên hiệu quả không cao, chưa tạo được vùng chuyên canh rau hàng hóa. Từ khi hình thành HTX trồng rau an toàn và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Tân Đức với hệ thống nhà lưới, cuộc sống của 23 thành viên hoàn toàn thay đổi. Anh Đoàn Công Oánh - thành viên của HTX cho biết, được vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư nhà lưới và phân bón vào sản xuất rau. Hiện, với gần 2.000m2 trồng dưa, các loại rau, mỗi năm trừ hết chi phí gia đình anh thu về gần 200 triệu đồng.

Còn rất nhiều HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, tạo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững ở Hà Giang. Chẳng hạn như cây nghệ ở huyện Bắc Mê (Hà Giang) mấy năm về trước chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đưa cây nghệ trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, huyện đã thành lập cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột nghệ tại xã Minh Ngọc. Cơ sở này thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân, đồng thời, chế biến thành sản phẩm đặc trưng của huyện. Nếu như, trước kia 1kg nghệ chỉ bán được khoảng 2.000 đồng thì giờ đây cơ sở mua với giá 5.000 đồng/kg. Ngoài việc bao tiêu sản phẩm, cơ sở còn liên kết với người dân trồng tập trung để tạo nguồn nguyên liệu bền vững; hỗ trợ cho người dân giống và phân bón.

Xu hướng liên kết giữa các hộ, HTX và doanh nghiệp ngày càng hiện rõ trên địa bàn tỉnh, hình thành nhiều mối quan hệ mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cho biết, sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp đã tạo ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững. Đồng thời, là chỗ dựa tin cậy của bà con nông dân, tạo động lực giúp người dân chủ động, vươn lên làm giàu. Trong nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Theo Trọng Hiếu/daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 513031

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73560002