05:00 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo từ mô hình kinh tế tổng hợp

Chủ nhật - 14/06/2015 23:44
Những năm gần đây, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc đã có sức lan tỏa và phát triển sâu rộng, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn. Điển hình như gia đình chị Đỗ Thị Phương xóm Giếng Dợ, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã vươn lên thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình phát triển kinh tế tổng hợp

Chị phương đang chăm sóc đàn lợn nái của gia đình mình

 
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nên chỉ biết bám lấy cây lúa và ruộng vườn, cuộc sống cũng rất khó khăn. Rồi khi lập gia đình chị Phương luôn trăn trở tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên bớt cái nghèo, cái khổ. Để có vốn chị vay mượn anh em bạn bè, rồi quyết định đầu tư vào chăn nuôi. Ban đầu chị bắt 20 – 30 con lợn giống của hàng xóm, láng giềng về nuôi. Vốn ít nên chị thực hiện nuôi với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” và thuận lợi trong chăn nuôi chẳng bao lâu chị đã đầu tư mở rộng chuồng trại và nhân đàn không chỉ lợn thịt mà cả lợn nái. Đến nay, chị Phương có 25 con lợn nái, 50 con lợn thịt.
 
Chuồng nuôi được chị xây dựng rất khoa học, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè và đầu tư lồng chuồng bằng sắt và giá đẻ dành cho lợn nái. Chị Phương chia sẻ: “Để có những đàn lợn như hôm nay, tôi cũng đã đi đến nhiều nơi học hỏi những kinh nghiệm từ các hộ nuôi nhiều, các chủ trang trại…tuy nhiên, khi nuôi cần chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh hơn là chữa bệnh”. Đến nay với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi, đàn lợn của chị cũng hiếm khi gặp phải dịch bệnh và rủi ro trong chăn nuôi. Nhờ “mát tay”, đàn lợn của chị Phương lớn nhanh và sinh sản tốt. Với 25 con lợn nái đẻ thì một năm có khoảng 40 lứa lợn con. Mỗi một lứa lợn đẻ khoảng từ 8-12 con. Vào tháng 10 và 11 vừa rồi chị xuất bán được 7 lứa lợn con giống (72 con) thu về 40 triệu đồng. Trừ chi phí một năm cả bán lợn thịt và lợn con giống gia đình chị Phương cũng thu về khoảng 170 triệu đồng.Không chỉ nuôi lợn, chị còn thả cá ở khu ao rộng 2,5 mẫu cạnh ngôi nhà chị đang sống với đủ các loại cá: trắm, chép, mè, trôi…nhằm tăng thêm thu nhập. Nhờ biết tính toán làm ăn chị còn thuê thêm mảnh đất mặt đường của xóm Chợ để mở cửa hàng say sát, bán cám cò, thức ăn chăn nuôi để phục vụ bà con.
 
Nhờ kết hợp trong chăn nuôi mà gia đình chị Đỗ Thị Phương đã thoát được nghèo, vườn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương Hòa Xá. Là hội viên phụ nữ, không những biết cách làm giàu cho gia đình, chị còn luôn đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ chị em khác có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất để cùng nhau vươn lên làm kinh tế. Những thành quả trong lao động sản xuất của chị Phương xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập./.

Theo Hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 33448

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 328430

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60650387