09:41 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập cao từ cây cao su

Chủ nhật - 28/07/2013 10:52
Từ một vùng đất trắng, sau ngày giải phóng, Hương Bình (thị xã Hương Trà, tỉnh TT- Huế) được thành lập trong cuộc di dân từ miền xuôi lên miền núi xây dựng kinh tế mới. Qua mười năm, cây cao su “bén rễ” trên vùng đất gò đồi Hương Bình đã mang lại đời sống ấm no cho hàng trăm hộ dân.

Cán bộ làm trước

Để có những cánh rừng cao su xanh ngút mắt, trải dài trên con đường liên xã như hôm nay, nói như ông Phan Hữu Tuế- Bí thư Đảng ủy xã Hương Bình là bao giọt mồ hôi của những người “dân góp” từ miền xuôi lên, trong đó đi đầu trong phong trào mang cây cao su tiểu điền từ miền xuôi lên vùng gò đồi phải kể đến những cán bộ đứng mũi chịu sào.

Mấy chục năm làm cán bộ xã, kinh qua các chức chủ nhiệm, chủ tịch rồi bí thứ xã, ông Tuế cùng với người dân Hương Bình đã sống chết với cây cao su vào những ngày đầu mới “bén rễ”.

Ông Tuế kể: “Rừng và cây cao su được trồng ở Hương Bình từ năm 1993, khi Nhà nước có chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sau này có thêm chương trình phát triển nông thôn, rừng trồng của WB3…Ban đầu, đưa cây cao su lên, chẳng hộ dân nào ngó ngàng tới, bởi cái thời mới lên lập nghiệp quá cơ cực, rau khoai ăn cọng vàng còn cọng xanh để dành lại. Cây cao su trồng 6-7 năm mới cho khai thác, trong thời gian đó, bà con bảo phải ăn cái gì mà sống?”.

Cán bộ cũng trăn trở cùng người dân, không còn cách nào khác, muốn dân làm thì cán bộ phải làm trước. Gần 20 ha đất vùng gò đồi được cán bộ khai hoang, ươm những mầm cao su đầu tiên. Những ngày đầu khai hoang cũng khó khăn trăm bề do không có máy móc, hạn chế về công cụ, mọi việc khai hoang đều thủ công, dựa vào sức người là chính.


Cơ sở thu mua, chế biến mủ cao su của DNTN TM và DV chế biến cao su Phú Lợi

Diện tích mà mấy chục cán bộ xã khai hoang những ngày đầu tiên, sau này được “nhượng” lại cho người dân, đến những năm 1998-1999 đã bắt đầu cho khai thác những dòng mủ đầu tiên.

Ông Tuế cho biết thêm: “Điều may mắn là cây cao su rất thích ứng với đất của vùng gò đồi Hương Bình nên phát triển khá nhanh, không sâu bệnh. Thấy cán bộ trồng cây tốt, kêu dân lên triền đồi “thuyết trình” về cây cao su cho người dân nghe, chỉ một thời gian bà con đã chịu khai hoang, đưa giống cây mới vào trồng”.

Sau hơn 10 năm cây cao su cắm rễ, đến nay Hương Bình đã có hơn 1.000 ha cao su, phân bố trên 7 thôn toàn xã, trong đó có khoảng 800 ha đã đưa vào khai thác của 650 hộ dân tham gia trồng, mang lại thu nhập bình quân 60-70 triệu đồng/ha.

Thôn…ô tô

Thôn Hương Sơn là một trong những vùng đất đi đầu trong trồng cây cao su. Toàn thôn có 150 ha cao su của 73 hộ dân, trong đó đã có hơn 60% diện tích được khai thác mủ.

 Ông Nguyễn Quốc Trung- Trưởng thôn Hương Sơn phấn khởi: “Không phải nói khoác, ở Hương Sơn, bà con có ô tô, xe máy, nhà cửa đàng hoàng cũng từ cây cao su mà ra cả. Như ở Hương Sơn đã có 5 gia đình có ô tô con, còn xe máy thì…không thể đếm xuể. Phải nói rằng, đây là thứ cây tạo nên thế mạnh, làm kinh tế mũi nhọn của địa phương.

 Bình quân mỗi hộ dân tùy theo diện tích nhiều hay ít, cho thu nhập mỗi ngày từ 500 ngàn đến 2,5 triệu đồng. Chỉ có một bộ phận nhỏ không có đất rừng, họ làm thuê cạo mủ cũng có thu nhập khá. Cây cao su không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn”.

 Ngay như gia đình ông Trung cũng có 7ha cao su, trong đó có 4ha đã cho khai thác mủ mấy năm nay. Ông Trung nhẩm tính: “Với giá mủ đông hiện nay khoảng 20 ngàn đồng/kg, mỗi ngày bình quân trừ công cán, gia đình tui thu chừng 1,5-1,7 triệu đồng. Đó là giai đoạn này giá mủ cao su xuống thấp, những năm 2010- 2011, giá cao su 35.000 đồng/kg mủ đông, nhiều hộ gia đình ở Hương Bình có ngày thu vài triệu đồng là chuyện bình thường”.

Ngoài ra, những “đại gia” cao su ở Hương Bình phải kể đến các hộ như Nguyễn Xuân Thái Khánh, Nguyễn Xuân Thành (thôn Hải Tân), Trần Đông (thôn Hương Lộc), Nguyễn Văn Chúc (thôn Bình Dương) bình quân mỗi hộ có từ 7-8 ha cao su đã cho khai thác. Ông Trần Đông cho biết: “Qua mười năm, đến nay gia đình tôi đã có 7 ha cao su cho khai thác. Nếu được giá như mọi năm, sẽ cho thu nhập bình quân 60-70 triệu đồng/ha”.

Với gần 100% số hộ dân trên địa bàn xã tham gia trồng với hơn 1.000 ha cao su, thị trường đầu ra luôn là điều bà con nông dân quan tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua mủ cao su trên địa bàn xã, cơ sở của DNTN Thương mại và Dịch vụ chế biến cao su Phú Lợi đã được thành lập, đóng ngay trên địa bàn xã. Hàng ngày, đến mùa khai thác, nườm nượp từng đoàn xe máy chở từng can mủ cao su của bà con mang về nhập cho cơ sở này.

Ông Võ Văn Tương- Giám đốc DNTN TM và DV chế biến cao su Phú Lợi cho biết: “Trước đây, khi chưa có cơ sở thu mua, bà con phải vận chuyển mủ nước đi bán ở địa phương khác nên vừa tốn chi phí vận chuyển lại bị thương lái ép giá. Khi cơ sở chế biến cao su Phú Lợi được lập ra, bình quân mỗi ngày thu mua hơn 10 tấn mủ, chiếm khoảng 70% lượng mủ khai thác trên toàn xã. Số mủ được thu mua ngay tại địa phương nên đảm bảo chất lượng, bà con rất phấn khởi".

Nói về thế mạnh của cây cao su, ông Phan Hữu Tuế- Bí thư Đảng ủy xã Hương Bình đánh giá: “Trong mười năm qua, thu nhập từ cây cao su đã giúp địa phương giải quyết được nhiều vấn đề trong xã hội, tăng thu nhập đáng kể cho bà con nông dân, tạo công ăn việc làm xóa đói, giảm nghèo, góp phần đưa Hương Bình trở thành địa phương thành công với thế mạnh kinh tế vùng gò đồi”.

“Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục xây dựng, phát triển cây cao su thành cây kinh tế chủ lực. Tuy nhiên, hiện cũng đang vướng khó khăn do Hương Bình có diện tích tự nhiên 7.000 ha, trong khi diện tích trồng cao su mới đã đạt 3.000 ha, còn lại là rừng tự nhiên cho nên về lâu dài không thể phát triển thêm diện tích cây cao su được nữa”- ông Phan Hữu Tuế- Bí thư Đảng ủy xã Hương Bình, trăn trở.

Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 45449

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1158491

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72841200