02:15 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập cao từ trồng rau an toàn

Thứ sáu - 09/02/2018 03:10
Nhiều năm qua, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) chọn việc sản xuất rau thương phẩm làm hướng đột phá trong phát triển kinh tế.
Cây rau thương phẩm đã mang lại đời sống ấm no cho người dân và góp phần đưa Đơn Dương trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên. 
Thu nhập cao từ trồng rau an toàn ảnh 1Phát triển cây rau và sản phẩm nông nghiệp được huyện Đơn Dương ưu tiên thực hiện
Liên kết sản xuất rau
Trở lại Đơn Dương sau hơn 2 năm kể từ khi đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, bộ mặt thôn xóm nơi đây tiếp tục có những thay đổi mạnh mẽ. Hình ảnh những ô tô tải ra tận chân ruộng chở rau trên những đường bê tông kiên cố không còn xa lạ, người nông dân dần sản xuất nông sản theo hướng nhu cầu thị trường với số lượng hàng hóa lớn. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có 1 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã, thì đến nay đã tăng lên 15 tổ hợp tác, 15 hợp tác xã và hàng chục trang trại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 67 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP, đây là những đơn vị đầu tư mạnh mẽ trong việc ứng dụng phương thức sản xuất mới, nhất là trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu thị trường dần làm thay đổi cách sản xuất truyền thống tại địa phương.
Ông Bùi Ngọc Cung, thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm (huyện Đơn Dương), là một trong những hộ nông dân tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp tại địa phương, cho biết hơn 30 năm làm nông nghiệp nhưng phải tới năm 2014, ông đăng ký và được địa phương cử đi Malaysia học tập kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao, sau khi về nước ông mạnh dạn đầu tư đồng bộ hệ thống nhà kính với 4.000m2. “Hiệu quả kinh tế từ cách làm mới thể hiện rõ rệt qua năng suất. Đến năm 2015, tôi đầu tư hơn 1 tỷ đồng để làm tiếp 4.000m2 nhà kính hiện đại trồng các loại dưa leo baby, cà chua chery bán cho các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng rau sạch. Cùng với một phần diện tích rau ngoài trời khoảng 1ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu về gần 200 tấn nông sản, giá trị khoảng 2 tỷ đồng”, ông Cung phấn khởi cho biết. 
Theo nhiều hộ gia đình sản xuất rau theo hướng công nghệ cao tại xã Lạc Lâm, sở dĩ mọi người đầu tư mạnh vào nông nghiệp bởi hệ thống giao thông tại địa phương đã hoàn thiện, dịch vụ hậu cần phục vụ nghề nông đã đáp ứng tới chân ruộng, người nông dân được hướng dẫn cách sản xuất mới, được hỗ trợ thành lập tổ liên kết để tiêu thụ sản phẩm vào các kênh phân phối lớn, mang lại giá trị hàng hóa cao. 
Chọn hướng bền vững
Huyện Đơn Dương có thế mạnh nông nghiệp, giá trị sản xuất trên đất nông nghiệp những năm qua cũng không ngừng tăng từ 76 triệu đồng/ha năm 2010 lên 170 triệu đồng/ha vào năm 2015 và tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo. Giá trị thu nhập trong tái cơ cấu sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao hiện nay ở Đơn Dương đạt bình quân từ 250-300 triệu đồng/ha/năm, có những mô hình rau, hoa đạt từ 500-1 tỷ đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17 triệu đồng/người năm 2010 lên 58 triệu đồng/người vào năm 2017. Nhờ đó, các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường... huyện Đơn Dương cũng đã hoàn thành sớm và vượt xa tiêu chí theo quy định về chuẩn nông thôn mới.
Ông Đinh Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, cho biết sau khi đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó ưu tiên thực hiện kế hoạch tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Phát triển cây rau thương phẩm là cây trồng chủ lực của huyện, do đây là cây trồng có lợi thế so sánh hơn các cây trồng khác và cho giá trị kinh tế cao, từ đó nâng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, ổn định thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, địa phương cũng khuyến khích người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết trong nông nghiệp, đăng ký tiêu chuẩn rau an toàn, VietGAP để cây trồng chủ lực của địa phương có thể phát triển bền vững hơn.
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, huyện Đơn Dương đứng đầu cả diện tích lẫn sản lượng rau của tỉnh Lâm Đồng. Hiện toàn huyện có khoảng 23.877ha trồng rau các loại (chiếm 36,5% diện tích), sản lượng năm 2017 đạt 879.344 tấn (chiếm 38,6% sản lượng rau toàn tỉnh Lâm Đồng), cây rau cũng là cây trồng chủ lực của huyện Đơn Dương trong nhiều năm qua.
Theo Đoàn Kiên/Báo Sài Gòn Giai Phóng.Vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 453

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 451


Hôm nayHôm nay : 31236

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1422258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74469229