02:04 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉ phú trên vùng đất bưng biền

Thứ hai - 17/09/2018 21:41
Căn biệt thự 2 tầng giữa Đồng Tháp Mười là nơi an cư của một gia đình “tam đại đồng đường”, mà cột trụ là cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành (Tư Thành). Năm 1974, xuất ngũ sau 2 lần bị thương khi tham gia chiến đấu, anh khởi nghiệp trong khi “không có một tấc đất cắm dùi”, phải dựng cái chòi lá bên bờ kênh Kinh Cũ, xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và bắt đầu quá trình sinh cơ lập nghiệp đầy gian nan, thử thách...

 


Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành đang cho cá ăn

 

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành đang cho cá ăn

Khởi nghiệp trên “cánh đồng hoang”

Lập nghiệp nơi vùng đất bưng biền, vợ nuôi gà, vịt, chồng phát quang. Mùa khô, đất hoang một màu cỏ cháy, dưới lớp cỏ bùng nhùng là những trái nổ từ thời chiến tranh còn sót lại. Biết vậy, anh vẫn phát cỏ, đốt đồng. Khi lưỡi lửa “liếm” qua mặt đất đang “ngủ yên”, gặp trái nổ bật tung từng bựng khói thì “nàng công chúa” choàng dậy. Da anh cháy nắng, 2 bàn tay chai sần lớp nọ đè lớp kia. Sau hơn 2 năm khẩn hoang, anh có 10ha đất để trồng lúa. Gặp thời khó, lúa giống hiếm, vậy mà khi nẩy mầm lại bị chuột cắn phá. Đến khi lúa chín, chim trời và chuột đến “vặt” sạch. Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, anh được gọi ra làm Xã đội phó kiêm Phó Bí thư Đoàn xã, tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Biên giới trở lại bình yên, theo phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, anh đưa hết 10ha đất vào tập đoàn sản xuất và được chia lại 2ha để làm lúa mỗi năm 1 vụ “ba trầy ba trật” không đủ ăn...

“Vậy bằng cách nào anh nổi lên thành một tỉ phú ở đồng bưng này?” - tôi hỏi. Anh Tư Thành cất tiếng cười hào sảng, nói: “Nhờ chủ trương lấp kín Đồng Tháp Mười của Đảng bộ tỉnh. Các đơn vị bộ đội kinh tế tiến quân vào đào kênh, xẻ mương, mở đất, tiếp nhận người dân các địa phương khác về xây dựng kinh tế mới. Hưng Điền B là xã kinh tế mới, ra đời từ đó. Đến thời kỳ đổi mới, vợ chồng tui mần gì cũng trúng, từ trồng lúa, nuôi heo, gà, vịt, cá. Có lúc, gia đình tôi xuất chuồng gần trăm con heo. Cứ vậy mà tích góp, hễ ai bỏ đất đi là tui mua lại. Ngoài số đất khai hoang hơn 30ha, tui còn mua thêm 30ha nữa. Đến thời điểm này, cha con tui có trong tay 2 máy ủi, 2 máy tuốt lúa, 7 máy cày, 6 máy gặt đập liên hợp, 20 máy bơm nước, 20 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 5 lò sấy lúa, 3 chiếc ghe lớn để vận chuyển máy móc, lúa gạo,... làm xong ruộng nhà là đưa đi làm dịch vụ”. Anh còn mở đại lý bán phân bón, xăng dầu,...

Anh cho hay, các con anh đều có gia đình riêng, vợ chồng anh có nhiều cháu nội, cháu ngoại cùng sống chung một nhà “tam đại đồng đường” luôn ấm êm, thuận thảo và hạnh phúc. Anh phân công lao động từng thành viên trong gia đình một cách hợp lý và tạo việc làm cho khoảng 50 lao động đều là cựu chiến binh trong ấp.

Đất khó hóa “đất vàng”

Anh Tư Thành được tiếng ở địa phương sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho người khác, hỗ trợ vốn sản xuất, cho mượn lúa giống. Với các hộ thiếu vốn sản xuất, anh còn cày, trục, bơm nước,... đến khi thu hoạch, bà con thanh toán tiền công cho anh. Anh còn hỗ trợ cựu chiến binh vốn sản xuất; đóng góp xây tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương,... cho hội viên cựu chiến binh nghèo. Anh nói: “Tình đồng chí, đồng đội, mình giúp lúc anh em khó khăn mới có ý nghĩa!”.

 

Cựu chiến binh Tư Thành chuẩn bị lái máy ra đồng

Cựu chiến binh Tư Thành chuẩn bị lái máy ra đồng

Anh đưa chúng tôi sang nhà ông bạn cựu chiến binh ở trước khu chợ Hưng Điền B. Chủ nhân lái xe ôtô đi thăm ruộng vừa về đến. Đó là ông Nguyễn Văn Dũng, 67 tuổi, khởi nghiệp nuôi cá tra giống vào năm 2005 với 2ha. Thấy có hiệu quả, ông mở rộng diện tích ươm cá giống và thuê 6 nhân công. Cá giống sau khoảng 2 tháng ươm là có thể xuất bán. Trung bình mỗi năm, ông ươm 2 vụ ăn chắc. Mở rộng sản xuất, ông Dũng đến huyện Bình Chánh (TP.HCM) thuê 4ha, làm 4 hầm và vào Gò Pháo (giáp ranh biên giới Campuchia) thuê 4 hầm nữa để ươm cá tra giống. Ông còn định mua thêm 4ha đất hầm và làm đường giao thông để nâng tổng diện tích mặt hầm ươm cá tra giống lên 25ha. Tuy nhiên, ông Dũng còn lo: “Nhà nước chưa có chủ trương cho chuyển đổi vật nuôi trên đất lúa. Mặt khác, bán cá giống cho khách hàng từ Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ rất hay bị ép giá. Tại xã Hưng Điền B chỉ có 15-16 thương lái, còn lại là số từ các nơi khác đến. Mong sao xã thành lập hợp tác xã ươm cá tra giống để có đầu ra ổn định hơn”.

Rời vùng đất bưng biền ngày nào, tôi nhớ hoài hình ảnh những tỉ phú nông dân đã góp phần biến vùng đất chua phèn thành “đất vàng” nơi biên giới./.

Ký của Quang Hảo/baolongan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 28861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1088121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72770830