23:19 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú vịt

Thứ ba - 03/03/2020 01:58
Khởi nghiệp bằng đàn 50 con vịt đẻ, anh Nguyễn Văn Đường (ở thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) không thể tin rằng 20 năm sau đã có cơ ngơi hàng chục tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Đường và trang trại gà đẻ mới đầu tư hơn 10 tỷ đồng

Anh Nguyễn Văn Đường và trang trại gà đẻ mới đầu tư hơn 10 tỷ đồng

Được bình chọn là “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của tỉnh Thái Nguyên, “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019”, người chăn vịt ngày ấy đã trở thành tỷ phú với mức thu nhập hàng năm từ 2,5 - 3 tỷ đồng mỗi năm nhờ lò ấp trứng và bán con giống gia cầm.


Đồng gần cho đến đồng xa…

Sinh năm 1968 trong gia đình nông dân thuần làm ruộng có đến 8 người, ký ức về tuổi thơ của anh Nguyễn Văn Đường là triền miên đói ăn thiếu mặc. Năm 1990, anh xuất ngũ trở về địa phương. Dồn hết vốn liếng, anh mua được trăm con vịt giống, hàng ngày lùa ra đồng cho tự kiếm ăn. Đàn vịt con ọt, con yếu, con bị rắn cắn, loại dần còn được 50 con mái đẻ.
 

Khỏi phải kể những quả trứng đầu tiên đã mang lại nhiều hy vọng đến nhường nào cho vợ chồng anh. Nhưng vịt đẻ cần nhiều dinh dưỡng, bị bỏ đói, chúng liền “tịt đẻ”. Vậy là hàng xóm bèn quen với việc từ sâm sẩm tối cho đến đêm, vợ chồng anh mỗi người đeo trên trán một chiếc đèn soi, chia nhau đi bắt nhái, vợt cua về chăn vịt.
 

Anh Đường nói nghĩ lại mà sợ, thời tiết đẹp sáng trăng không làm ăn gì được, cứ phải đêm tối kể cả mưa gió mới hiệu quả, cứ hôm vợ hướng bắc thì chồng hướng nam, vợ đông thì chồng tây, chia nhau, cả đi cả về phải đến cả chục cây số.
 

Ngoài những nguy cơ như lỡ gặp rắn độc thì sợ nhất là vướng dây điện trần bà con dùng để bẫy chuột. Thời đấy lại còn chẳng có điện thoại di động, phương tiện thông tin duy nhất là ánh đèn, cứ chốc chốc lại soi đèn báo cho nhau biết vị trí và để người kia yên tâm. Đổi lại, mỗi đêm có được 30 - 40 quả trứng.
 

Nuôi được vịt đẻ rồi lại phải đi bán trứng. Chợ gần thì bà con đều nghèo, có người bán mà không có người mua, anh phải đóng thùng chở bằng xích lô sang Bắc Giang bán cho các lò “đổ trứng”. Trứng của nhà không đủ số lượng mỗi lần giao, anh bèn đến từng nhà hàng xóm gom trứng bằng đúng giá giao. Mất gần 2 năm như vậy, các gia đình đã chủ động mang trứng đến tận nhà anh nhờ bán hộ.
 

Vậy là từ năm 1995, đàn vịt đẻ 50 con đã giúp đủ chi tiêu trong gia đình. Tiền dành dụm từ làm rau, chăn lợn gom góp đến năm 1999 mua 1 chiếc ti vi cho các con xem chương trình “Bông hoa nhỏ” và 1 chiếc xe “kích” để tính chuyện làm ăn lớn hơn, là đi thu mua gom trứng từ các chợ quê để bán cho các lò ấp, đồng thời cũng để học nghề.
 

Năm 2002, nắm bắt nhu cầu thị trường cùng với nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Hội Nông dân thị trấn Hương Sơn, anh Đường đã mạnh dạn khởi nghiệp mở lò nuôi ấp đàn 200 con ngan mái.
 

Do chưa có điều kiện kinh tế và kinh nghiệm nên anh đầu tư hơn 60 triệu mở 1 lò ấp trứng thủ công. Với phương châm chậm chắc, làm là phải được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, anh tiếp tục mở rộng mô hình lên quy mô 3 lò, 5 lò, rồi 17 lò và đến nay là 28 lò ấp trứng.
 

Trung bình mỗi năm từ các lò ấp trứng của anh cung cấp cho thị trường 4,03 triệu con gà giống. Theo anh Đường, việc lựa chọn con giống phải được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ thì tỷ lệ nở mới cao, con giống có khỏe mạnh thì khi đưa ra thị trường mới có uy tín và được chấp nhận.

Xây chuồng trại và cho nông dân vay vốn

Anh Đường tâm sự, lúc mới lập nghiệp chỉ có 1 lò ấp nở với công suất 5.000 - 8.000 trứng/lò, sau đó nâng lên đến 8 lò công suất 10.000 quả/lò. Về lò ấp lúc đầu còn thủ công chưa liên hoàn như đảo trứng còn thủ công là đảo bằng tay. Năm 2012, anh đã nâng cấp từ 12 lò sang 20 lò ấp nở với công nghệ hiện đại là hoàn toàn tự động, có lắp đặt các con chíp tự động báo nhiệt hoặc mất điện…


Ban đầu, trứng ấp được thu mua từ các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện, số lượng ít lại không ổn định, việc kiểm soát con giống không đảm bảo. Năm 2018 anh quyết định đầu tư mua thêm 10 ngàn m2 đất để xây dựng trang trại chăn nuôi gà nhằm đáp ứng nguồn trứng tại chỗ cho các lò ấp của gia đình.
 

Kiểm đếm “của nổi”, ngoài căn nhà bề thế và mảnh đất thổ cư rộng tới 40m mặt tiền bám quốc lộ, chỉ riêng cho thuê mặt bằng đã thu hàng trăm triệu mỗi năm, anh Đường có xe ô tô phục vụ chở hàng riêng, xe phục vụ đi lại riêng. Tính cả trại gà vừa đầu tư hơn 10 tỷ đồng thì tổng số vốn, đất đai, tài sản đầu tư không dưới 40 tỷ đồng.
 

Được công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia là sự ghi nhận xứng đáng với anh Nguyễn Văn Đường - tấm gương nông dân khởi nghiệp từ con số 0 tròn trĩnh, không vốn liếng, không tài sản, không kiến thức. Anh bắt đầu sự nghiệp hoàn toàn dựa trên lòng quyết tâm và khát vọng vươn lên chiến thắng đói nghèo. Điều đó, càng làm tăng thêm niềm cảm phục mọi người dành cho anh.

Đến thăm trại nuôi gà giống nằm cách khá xa khu dân cư, thấy ngay sự yên tĩnh và sạch sẽ đến ngạc nhiên. Chỉ khi bước vào hẳn khu nhà để tham quan gà giống bố mẹ, mới có âm thanh của quạt thông gió và tiếng gà. Anh Đường cho biết, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, anh đã tính đến chuyện lâu bền, nhất là khâu bảo vệ môi trường không để ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con lân cận.
 

Chính vì vậy, chuồng trại chăn nuôi luôn được đặt ở khu riêng biệt và được xây dựng khép kín kiểu nhà lạnh để chống nóng và thông gió, chống bụi và giữ cho môi trường luôn sạch sẽ. Mọi quy trình kỹ thuật được tuân thủ nghiêm ngặt, trứng gia cầm trước khi đưa vào lò ấp đều được phun chất khử trùng, vỏ trứng được thu gom vào các thùng rác hàng ngày được công ty môi trường của huyện đến đem đi xử lý theo quy định tại nơi xử lý rác thải của huyện.
 

Hàng chục gia đình trong và ngoài huyện Phú Bình đã “bị” anh Đường “đầu têu”, “lôi kéo” cùng làm giàu. Ông Hoàng Văn Chính, ở xóm La Quán, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ cho hay gia đình ông đã “bị” anh Đường đầu tư 135 triệu đồng tiền vốn để xây dựng chuồng trại nuôi gà đẻ, cùng với ông có khoảng 30 hộ làm vệ tinh cung cấp trứng gà giống và gần 500 hộ nuôi gà thịt.
 

Chỉ tính riêng từ 2016 đến 2018, anh Đường đã tạo cung cấp con giống và hỗ trợ về tiền vốn không lãi suất cho 24 hộ gia đình với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng, tạo thêm việc làm thường xuyên có mức thu nhập ổn định 13 - 15 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng; tạo việc làm cho 25 - 30 lao động làm theo mùa vụ với mức tiền công là 3 - 4,5 triệu đồng/tháng.
 

Anh Đường thẳng thắn bày tỏ, với khả năng hiện nay của gia đình, anh sẵn sàng giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, phổ biến các kỹ thuật sản xuất cho các hộ có nhu cầu học hỏi trao đổi kinh nghiệm làm ăn.

 
Nguồn: NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 588

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 587


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1478870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74525841