18:11 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vốn đến tay, nhà nông “cố đô” nghĩ lớn, làm ngay

Thứ hai - 17/02/2020 03:42
“Được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH tỉnh Ninh Bình, tôi đầu tư mua thêm đá nguyên liệu, máy xẻ, máy mài; tuyển thêm lao động phụ giúp, nâng công suất sản xuất từ vài sản phẩm/tháng lên hàng chục sản phẩm/tháng...”.

Đó là chia sẻ của anh Đỗ Văn Chinh ở thôn 12, xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp.

55566.jpg
Xưởng chế tác đá của anh Đỗ Văn Chinh mở rộng sản xuất sau khi tiếp cận được vốn vay ưu đãi.
 

Mở rộng quy mô

Gia đình anh Chinh là một trong những hộ sản xuất đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ NHCSXH tỉnh Ninh Bình. Anh Chinh chia sẻ: “Cuối năm 2017, được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH, tôi đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho xưởng đá”.

Hiện nay, mỗi tháng trừ chi phí nguyên liệu, nhân công, xưởng sản xuất của anh Chinh cho lợi nhuận gần 50 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng, tùy vào tay nghề.

Tương tự anh Chinh, gia đình ông Phạm Hồng Trình ở thôn Phú Nhuận (xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn) cũng vươn lên có cuộc sống khá giả từ nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH.

Năm 2016, với số tiền vay 50 triệu đồng, ông đầu tư làm hệ thống ao nổi để nuôi cá. Ngoài ra, ông còn mở rộng chăn nuôi gà, lợn, chim bồ câu… Mỗi năm, từ nuôi thủy sản, ông có thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Nhân rộng mô hình hiệu quả

Anh Chinh và ông Trình chỉ là 2 trong số hàng chục nghìn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Hằng cho biết: Xác định vốn là nguồn lực quan trọng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp để huy động nguồn lực, nắm bắt nhu cầu, giải ngân kịp thời.

Để tạo thêm nguồn lực vốn vay cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, năm 2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 04 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Theo đó, ngân sách các cấp trích bổ sung cho nguồn vốn vay tín dụng để phục vụ chương trình giảm nghèo: Cấp tỉnh tối thiểu 5 tỷ đồng/năm, cấp huyện tối thiểu 500 triệu đồng/năm.

Gần 18 năm qua, 430.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được vay vốn ưu đãi; qua đó giúp trên 66.000 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 121.000 lao động; giúp hơn 106.000 HSSV không phải dừng con đường học tập do có hoàn cảnh khó khăn…

 Đăng Quang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 832561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71059876