Trước đây, để đi tới thị trấn Mường Nhé phải mất rất nhiều ngày di chuyển từ thành phố Điện Biên, vượt qua hàng trăm km dọc tỉnh lộ 151. Nhưng khoảng cách xa xôi ấy, giờ đã được rút ngắn rất nhiều nhờ sự đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đường giao thông được nâng cấp và rộng mở, đã tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Huyện Mường Nhé là một trong 62 huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Nhờ tận dụng tốt nguồn vốn ngân sách Nhà nước và kinh phí từ các tổ chức xã hội, nên cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã và đang được đầu tư xây dựng hiệu quả, đã làm thay đổi bộ mặt của huyện so với những năm trước đây.
Cơ sở vật chất công sở được xây dựng khang trang, sạch, đẹp tạo điều kiện thuận lợi để phụ vụ nhân dân ngày càng tốt hơn trong tương lai.
Các công trình xây dựng nông thôn mới luôn được các lãnh đạo huyện Mường Nhé quan tâm, đôn đốc, bảo đảm trật tự an ninh xã hội, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo nơi vùng biên cương của Tổ quốc.
Công tác giáo dục nơi vùng cao biên giới, luôn được huyện Mường Nhé quan tâm chú trọng.
Các trường học trên địa bàn huyện Mường Nhé luôn được quan tâm xây dựng, tạo điều kiện cho con em các dân tộc vùng biên cương yên tâm học hành.
Huyện Mường Nhé là huyện giáp biên giữa 2 nước Trung Quốc và Lào, có đa số là dân tộc thiểu số sinh sống. Từ khi thực hiện chương trình 135, đa số các bản có số dân sống tập trung được sử dụng nước sinh hoạt, điện thắp sáng. Nay toàn huyện đã có hơn 16 xã có đường ôtô đi lại thuận tiện, số hộ có tivi, xe máy tăng cao, đời sống của bàn con dân tộc ngày càng được nâng cao.
Khu bệnh viện đa khoa huyện Mường Nhé, được xây dựng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vùng biên giới yên tâm khám chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhiều công viên được xây dựng giúp người dân có môi trường vui chơi giải trí.
Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Mường Nhé với tổng nhu cầu kinh phí thực hiện cho cả giai đoạn 2009-2020 ước khoảng gần 6 nghìn tỷ đồng. Con số đó đối với một huyện miền núi như Mường Nhé thực sự là đòn bẩy, đổi mới diện mạo trong chiến lược phát triển đến năm 2020.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn