14:19 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay ngân hàng

Chủ nhật - 22/06/2014 11:17
(Website Hội NDVN) - Đó là gia đình anh Nguyễn Văn Sơn và chị Nguyễn Thị Nga ở thôn Mác Thượng xã Tân Trịnh huyện Quang Bình (Hà Giang).
Đàn gà sao của gia đình chị Nga

Đàn gà sao của gia đình chị Nga

Chị Nga cho biết: “Khi vợ chồng chị từ Vĩnh Phúc lên Hà Giang lập nghiệp (1996) với hai bàn tay trắng cùng bao khó khăn, thiếu thốn. Khi đó chồng chị phải đi làm thợ mộc, còn chị ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập chỉ đủ chi tiêu hàng ngày”. Cứ như vậy cuộc sống vất vả trôi đi, cho đến năm 2005, khi vay được 30 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp huyện, gia đình quyết định đầu tư vào chăn nuôi 4 lợn nái.

 

Nhờ đó, mỗi năm một lợn nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 9 -11 con. Từ lợn giống gia đình nuôi chuyển thành lợn thịt, mỗi năm bán ra thị trường khoảng 5 tấn lợn thịt. Sau 3 năm đầu tư cho chăn nuôi có hiệu quả, đến năm 2008 gia đình đã trả được vốn Ngân hàng và số tiền còn dư tiếp tục được đầu tư vào chăn nuôi.

 

Đến năm 2009, gia đình chị Nga tiếp tục nay 150 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp huyện kết hợp với số vốn tích cóp, gia đình quyết định mở rộng chuồng trại chăn nuôi kết hợp với kinh doanh thức ăn gia súc.  Hiện nay trang trại chăn nuôi lợn của gia đình chị gồm 19 lô chuồng, mỗi lô rộng 14 m2 với tổng đàn lợn khoảng 200 con  kết hợp với kinh doanh thức ăn gia súc thuận lợi.

 

Chị Nga cho biết thêm: “Gia đình không phát triển chăn nuôi ồ ạt cùng một lứa mà theo hình thức nuôi gối, nhờ đó tháng nào gia đình cũng có lợn bán ra thị trường, trung bình mỗi tháng xuất chuồng từ 2,5- 3 tấn lợn thịt. Ngoài ra để làm tốt công tác chăn nuôi cần phải chủ động phòng chống các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, nhất là phải làm tốt công tác tiêm phòng”. Nhờ đó hiệu quả chăn nuôi của gia đình chị tăng nhanh, trung bình mỗi lứa nuôi từ 2,5 –3 tháng là lợn có trọng lượng từ 70 – 75 kg.

 

Như vậy mỗi năm gia đình chị Nga cung ứng cho thị trường trên 22 tấn lợn thịt. Ngoài ra, gia đình chị Nga còn nuôi trên 200 con gà sao thịt và 30 con gà sao sinh sản nhằm cung cấp giống cho gia đình. Nhờ biết chăn nuôi và kinh doanh hiệu quả, đến tháng 3/2011 gia đình chị Nga đã trả hết nợ Ngân hàng và đã có nguồn tích luỹ để tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi. Cũng theo Chị Nga: Thu nhập bình quân từ chăn nuôi lợn và gà sao của gia đình từ năm 2011 đến năm 2013 là từ 300 – 350 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư; ngoài ra, cửa hàng đại lý thức ăn gia súc của gia đình cũng mang về nguồn lãi khoảng 70 triệu đồng mỗi năm.

 

Nhờ biết lao động cần cù, năng động cũng như sử dụng hiệu quả đồng vốn vay của ngân hàng, gia đình chị Nguyễn Thị Nga đã từ thiếu thốn vươn lên làm giàu và hiện nay trở thành gia đình có kinh tế khá của xã Tân Trịnh huyện Quang Bình – Hà Giang.

 

                                                                         

Phạm Văn Phú-Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 446


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1530892

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74577863