Nhằm giới thiệu và đẩy mạnh quảng bá những thành tựu về phát triển nông nghiệp, nhất là những sản phẩm nông nghiệp, an toàn, chất lượng và ứng dụng công nghệ cao, sắp tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tổ chức hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Cần cù, chịu khó lao động, ở tuổi 49, nhà nông Đặng Xuân Trinh (ấp Thanh Trung, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, Bình Phước) đã trở thành tỷ phú. Chỉ từ 0,3 ha đất rẫy, bằng cách “lấy ngắn nuôi dài”, nhà nông này đang sở hữu khối tài sản trị giá hàng chục tỉ đồng. Ông Đặng Xuân Trinh là một trong số ít cá nhân của tỉnh Bình Phước được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện một số bà con ấp Bưng Cà Pốt, xã Tài Văn (Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã phát triển cây bồn bồn tại các vùng đất trũng. Do có nhiều hộ trồng nên ở địa phương này được gọi là “xóm trồng bồn bồn” và chính loại cây trồng vốn một thời bị coi là cỏ dại này đã đem về nguồn thu nhập cao cho người dân, bởi đây là loại cây trồng nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, đặc biệt đầu ra ổn định.
Biết bao đêm mất ăn mất ngủ khi chứng kiến cảnh những cội trà hoa vàng cổ thụ vô cùng quý giá cứ lần lượt hạ sơn về tay các thương lái Trung Quốc, anh Nguyễn Tiến Khang, trú tại thôn Bản Cáu, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đã quyết định mang giống cây quý này về “cất” tại đồi nhà.
Đây là cách làm phổ biến tại nhiều huyện của Cà Mau. Mô hình được anh Hồng Văn Lâu ở ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân huyện Phú Tân nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khoảng 3 năm trở lại đây, du lịch sinh thái vườn ở TP.Long Khánh (Đồng Nai) tương đối phát triển, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến vui chơi, giải trí. Đặc biệt vào dịp hè, khi nhiều vườn trái cây bắt đầu chín, nhiều nhà vườn đã liên kết với nhau làm du lịch.
Những năm qua, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) đã phát huy hiệu quả, trở thành “bà đỡ” giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Hiện thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) có 56 hộ đã lắp đặt thiết bị công trình khí sinh học biogas để phục vụ xử lý chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt gia đình.
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình phối hợp với UBND hai xã Tử Nê, Gia Mô (huyện Tân Lạc) triển khai thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt. Quy mô thực hiện 205 con với 70 hộ tham gia ( Gia Mô 105 con, Tử Nê 100 con).
Thành lập từ cuối năm 2014, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, HTX Nông nghiệp Phú Ngọc ở xã Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai đã hình thành được chuỗi chăn nuôi gà thảo mộc từ sản xuất tới việc trực tiếp đưa được sản phẩm vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op và một số hệ thống phân phối nhỏ.
Ông Hà Văn Tuân, xóm Nọt (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nuôi hơn 20 con bò giống địa phương và được người dân trong xóm đặt cho cái tên thân mật là “vua bò” miền sơn cước. Từ khi gia đình ông chuyển sang nuôi bò, cuộc sống của gia đình ông đã thoát nghèo và trở nên khấm khá.
Sau chè, gạo Bao thai Định Hóa là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
(Dân Việt) Sẵn có ruộng vườn của gia đình nên từ khi lập gia đình, sinh con cái, chị Đào Thị Lương, xóm 4 Thôn Lão Phong 1, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy (Tp. Hải Phòng) đã quyết định bỏ luôn công việc kế toán đang làm, gây dựng một công việc mới vừa có thu nhập lại vừa có thời gian gần gũi, dạy dỗ kèm cặp con nhỏ-đó là về quê nuôi ếch và cá rô đầu vuông.
Những cánh đồng nước lợ ở Tiên Lãng, Hải Phòng là nơi có điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi rươi thương phẩm.
Những năm qua, hệ thống Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Phú Thọ luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017- 2020.
Đó là hiệu quả mô hình trồng chè vằng của Hợp tác xã Đông Hiếu ở khu phố Khe Lấp, phường 3, thành phố Đông Hà, Quảng Trị mang lại.
Với vốn kiến thức lâu năm trong nghề trồng nấm, ông Đỗ Thanh Điền ở Khu phố 8, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm sò tím Nhật đem lại thu nhập khá.
Nhiều nông dân ở huyện Phú Tân, Cà Mau đã tận dụng diện tích bờ vuông tôm để thực hiện mô hình trồng rau má, có hộ thu gần 100 triệu đồng/năm.
Bến Tre là một trong những tỉnh có tổng đàn vật nuôi và số hộ chăn nuôi heo với quy mô nông hộ vào bậc cao trong khu vực ĐBSCL, góp phần đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng.