Sáng 8/10, tại TP. Đà Nẵng, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Về xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hỏi ông Đặng Ngọc Hoà (68 tuổi) không ai không biết. Sau gần 20 năm lăn lộn với chăn nuôi, ông Hoà đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế, là niềm mơ ước của nhiều hộ quanh vùng.
Hơn 1 năm trở lại đây, tại ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận huyện Bình Tân xuất hiện một hình nuôi cá kiểng của anh Nguyễn Quang Vinh. Đây được xem là mô hình mới của xã, vì cho đến nay, mô hình chỉ có duy nhất tại hộ này. Anh Vinh cho biết, với diện tích trên 2.000 m2, hàng tuần đều có chuyến gửi hàng đi TP. HCM hoặc bán cho thương lái ở Cần Thơ, thu nhập gần chục triệu đồng.
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) đã hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn với hàng chục dự án, mô hình như: Nuôi tôm thẻ chân trắng, gà đẻ trứng Ai Cập, thanh long ruột đỏ, rau an toàn…. Trong đó, một số mô hình đang bắt đầu “bén rễ” và phát huy hiệu quả, đơn cử như mô hình nuôi nấm thương phẩm - nấm dược liệu.
Lần đầu tiên có nông dân thực hiện mô hình nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao trong mùa lũ. Đó là mô hình của anh Huỳnh Chấn Kim ở khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên (An Giang).
Dù không là xã điểm thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT), song với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng với sự đồng thuận của người dân, xã Vĩnh Quỳnh đã trở thành đơn vị đầu tiên của huyện Thanh Trì hoàn thành công tác DĐĐT, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, tạo động lực xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam và 83 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10), sáng nay (2/10), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi trong 10 năm qua (2003 – 2013).
Với vị trí cửa ngõ trên tuyến đường bộ từ TP.HCM vào Kiên Giang, huyện Tân Hiệp là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu màu mỡ nổi tiếng. Nơi đây, đa phần nông dân có trình độ kỹ thuật cao, ham học hỏi. Ông Võ Minh Chiếu, ấp Kinh 7B, xã Thạnh Đông A là một trong số nhà nông ưu tú đó.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều. Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu từng bước chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân nhằm hướng tới nền SX hiện đại theo mô hình CĐML, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con hăng hái tham gia.
Trên tinh thần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lấp Vò tập trung phát huy các sản phẩm chủ lực của địa phương mà trọng tâm là cây lúa. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao” của huyện đã nâng cao giá trị hạt gạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên chính nội lực của mình bằng sản xuất nông nghiệp.
Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), xã đảo Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", sau hơn 2 năm nỗ lực xây dựng NTM, xã Tam Thanh đã thực hiện được nhiều tiêu chí quan trọng theo chuẩn quốc gia. Qua đó, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biển đảo.
Mục tiêu từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển hệ thống bưu điện văn hóa xã (VHX) gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phương thức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…
Theo học nghề điện cơ nhưng anh Nguyễn Văn Quang ngụ ở phường 8, Thành phố Đà Lạt lại về làm vườn cùng gia đình; từ đây, Quang mạnh dạn đầu tư mô hình trồng cây ớt ngọt trên giá thể đã thu được sản phẩm rau quả chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường.
Đang làm cho một chi nhánh ngân hàng với mức thu nhập ổn định, chàng trai ấy quyết định bỏ phố về quê nuôi gà chín cựa, loài gà tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết. Trải qua không ít gian nan, cuối cùng, anh đã thành công trong sự khâm phục của nhiều người.
Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.
Mô hình nuôi gà bằng thảo dược lâu nay đã được khẳng định là tạo sản phẩm gà sạch đúng nghĩa. Nhưng mô hình này vẫn khó mở rộng vì đầu ra còn bấp bênh, nhỏ lẻ.