00:25 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ thị thành, kỹ sư về quê nuôi yến lãi to

Thứ sáu - 27/03/2015 10:00
Năm 2010, tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh, anh Ngô Thanh Phong (SN 1982, ngụ thôn Vĩnh Xuân, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cần mẫn mưu sinh nơi phố thị với mức lương 13 triệu đồng/tháng. Đó là số tiền thù lao mơ ước của nhiều người, nhưng anh lại chọn con đường quay về quê nuôi heo trên đệm lót sinh học, bồ câu và chim yến.

Anh Phong cho biết: “Nhận thấy chim yến ở quê nhiều lại bay tự do, sau khi tham khảo vài mô hình ở tỉnh lân cận, tháng 10.2012, tôi về quê, vay mượn bà con hơn 400 triệu đồng để xây dựng nhà ở chim yến”.

 


Mô hình nuôi chim bồ câu trong nhà của anh Phong mang lại lợi nhuận khá cao. Ảnh: D.T
Theo anh Phong, nuôi chim yến rất dễ sinh lãi vì không phải tốn tiền mua chim giống. Tất cả chỉ nhờ vào thiết bị dụ dỗ chim vào nhà và đặc biệt khu nhà dành cho chim phải được chúng ưng ý, chọn làm nơi ẩn nấp an toàn. “Hiện tại, tôi có hơn 300 cặp chim yến, mỗi tháng thu khoảng 4 lạng sản phẩm tổ yến, trừ chi phí mỗi năm tôi thu về khoảng 150 triệu đồng” - anh Phong cho hay.

Quyết tâm làm giàu, anh Phong mở rộng mô hình kinh tế với việc chăn nuôi heo đệm lót sinh học. Mỗi năm anh xuất bán hơn 200 con heo thịt, mức thu nhập 70 triệu đồng mỗi năm. “Nuôi heo đệm lót sinh học rất có lợi cho người nông dân. Ít chi phí nhân công chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, vả lại heo phát triển rất nhanh, tránh được bệnh tật do ô nhiễm nơi ở” - anh Phong bộc bạch.

Chưa dừng lại ở chim yến và nuôi heo, tháng 3.2013, anh Phong xây dựng thêm nhà dành riêng cho chim bồ câu. Để có giống, anh đi mua chim bồ câu con khắp nơi trong làng, từ gần 20 cặp đến nay nhà chim bồ câu của anh đã có hơn 100 cặp. Với giá 50.000 đồng/cặp, mỗi tháng anh Phong xuất bán khoảng 70 cặp, thu về thêm hơn 20 triệu đồng/năm.

Tính tổng cộng, mỗi năm từ chuỗi mô hình kinh tế chăn nuôi, anh Phong thu về gần 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 28177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 212325

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70439640