00:22 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách phòng, chống dịch cúm gia cầm

Thứ năm - 21/03/2013 11:26
Dịch cúm gia cầm luôn là lo lắng của người chăn nuôi, từng khiến bao nhiêu người trắng tay... Làm thế nào để phòng, chống dịch cúm gia cầm có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra?

 

Thạc sĩ thú y Phạm Thành Long - Cục Thú y (Bộ NNPTNT) hướng dẫn:

* Nguyên nhân bệnh cúm gia cầm H5N1: Là một loại bệnh cúm do virus có cấu trúc gen ARN thuộc týp phụ H5N1 của nhóm virus Cúm A, họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus H5N1 có thể gây bệnh cho gia cầm, chim hoang dã, động vật có vú và con người. Gia cầm nhiễm virus có thể ủ bệnh từ 2 ngày đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng.

- Triệu chứng:

Gia cầm mắc bệnh ở thể độc lực cao có các biểu hiện như chết đột ngột, tỷ lệ chết cao (trên 5% trong vòng 2 ngày); nếu gia cầm mắc bệnh không chết có các dấu hiệu như ủ rũ, giảm hoặc bỏ ăn, ngoẹo cổ, mào tích tím tái, mũi miệng chảy rãi, mắt sưng, chân bị liệt, da chân có các điểm xuất huyết, ỉa chảy phân loãng; trên gia cầm đẻ trứng có hiện tượng giảm đẻ đột ngột.

* Biện pháp phòng bệnh

Các hộ chăn nuôi gia cầm cần thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, mua con giống, thức ăn chăn nuôi từ những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, không nuôi thả rông gia cầm, thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế tiếp xúc những tác nhân bên ngoài có khả năng mang mầm bệnh vào khu vực chăn nuôi như gia súc, gia cầm thả rông, chim hoang, người chăn nuôi đến từ nơi có dịch... Hộ chăn nuôi nên nuôi tách riêng các loài, các lứa tuổi gia cầm khác nhau, không để gia cầm tiếp xúc với gia súc như lợn, trâu, bò vì virus có khả năng lây sang gia súc và biến đổi thành chủng virus mới nguy hiểm cho con người. Tiêm phòng đầy đủ vaccin cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

* Biện pháp chống dịch

Đây là bệnh do virus gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy khi nghi ngờ đàn gia cầm có biểu hiện mắc cúm H5N1, người chăn nuôi cần thông báo cho trưởng thôn, ấp, chính quyền hoặc cơ quan thú y của địa phương để nhận được các hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh theo quy định của Nhà nước.

Không ăn tiết canh gia cầm, thịt và trứng gia cầm chưa nấu chín, đặc biệt không tiêu thụ thịt gia cầm ốm, chết do bệnh. Chủ gia cầm cần thực hiện “5 không”: Không nuôi thả rông gia cầm; Không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không giấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dịch cúm, gia cầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168


Hôm nayHôm nay : 24344

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 202599

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60524556