23:42 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Căng thẳng vụ hè thu

Thứ bảy - 16/03/2013 03:29
Trong khi nhiều diện tích lúa ĐX ở Bình Định chưa thoát được nguy cơ mất trắng do hạn hán, thì vụ HT sắp tới sẽ tiếp tục đối mặt với viễn cảnh tăm tối. Cả hệ thống chính trị của tỉnh đang vào cuộc quyết liệt giải cứu cây trồng.

>> Loay hoay chống hạn

Ngày càng khô kiệt

Theo ông Nguyễn Trọng Phủ, PGĐ Cty TNHH KTCTTL Bình Định, đã có một số diện tích lúa ĐX trên chân ruộng 3 vụ gieo sạ sớm đã thu hoạch hoặc chín đều. Do đó, Cty đã ngưng cấp nước tại hồ Hội Sơn (Phù Cát) và hệ thống sông La Tinh (Phù Mỹ) để dành nước cho vụ sau. Tuy nhiên, vẫn đang tiếp tục bơm mực nước chết chống hạn cho những diện tích ăn nước ở các hồ chứa nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh là hồ Tà Niên (31 ha), hồ Hà Nhe (56 ha) và hồ Suối Tre (Phù Cát) 207 ha. “Những diện tích nói trên cây lúa đang làm đòng trỗ, nếu đứt nước tưới sẽ bị mất trắng”, ông Phủ nói.

Vấn đề thiếu nước tưới trong vụ HT sắp đến càng nguy kịch hơn, khi trong 14 hồ chứa lớn do Cty TNHH KTCTTL quản lý có 4 hồ đã trơ đáy, không có nước phục vụ cho SX gồm hồ Suối Tre (Phù Cát), Vạn Hội (Hoài Ân), Tà Niên và Hà Nhe ở huyện Vĩnh Thạnh. 2 hồ khác sẽ thiếu nước ngay từ đầu vụ HT là hồ Hội Sơn (Phù Cát) và Thuận Ninh (Tây Sơn). Lượng nước đang chứa trong 10 hồ còn lại, sau khi được bơm tưới cứu lúa ĐX, đến cuối tháng 3 sẽ chỉ còn 215 triệu m3 cung ứng cho vụ HT.

Theo tính toán, lượng nước nói trên sẽ chỉ tưới được cho 21.728 ha lúa HT (kế hoạch tưới là 25.792 ha). Như vậy, chỉ tính trong hệ thống tưới thuộc trách nhiệm của Cty TNHH KTCTTL Bình Định thì đã có 4.064 ha lúa HT ở đây bị thiếu nước. Số diện tích này Cty đã khoanh vùng, không đưa vào kế hoạch tưới gồm: hồ Hội Sơn (Phù Cát) 2.482 ha; hồ Thuận Ninh (Tây Sơn) 793 ha; hồ Suối Tre (Phù Cát) 272 ha; hồ Vạn Hội (Hoài Ân) 337 ha, hồ Hà Nhe (Vĩnh Thạnh) 152 ha và hồ Tà Niên (Vĩnh Thạnh) 31 ha. Đó là chưa kể đến hàng ngàn ha khác thuộc hệ tưới các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý cũng đã cạn kiệt.

Giải pháp

Trước tình hình hạn hán diễn ra ngày càng nghiêm trọng, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương áp dụng các giải pháp chống hạn để bảo đảm SX lúa HT. Ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: “Ngay từ đầu vụ ĐX, các huyện đều thành lập Ban chỉ đạo chống hạn. Các xã đều thành lập các Tổ quản lý đường kênh do Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng. Tổ này có trách nhiệm phối hợp với cán bộ ngành thủy lợi đứng chân địa bàn tổ chức quản lý, kiểm tra, điều tiết nguồn nước tưới theo lịch. Trách nhiệm của các HTXNN là phải nhanh chóng kiện toàn lực lượng thủy nông viên thường xuyên nạo vét kênh mương để đưa nước đến từng cánh đồng”.

Cũng theo ông Hùng, trong vụ ĐX vừa qua, Bình Định đã thực hiện phương pháp tưới mới và đã cho thấy hiệu quả rất cao. Đó là kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ. Đây là phương pháp tưới được khuyến cáo bởi Viện lúa Quốc tế (IRRI), Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) và các chuyên gia trồng trọt.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH KTCTTL Bình Định, trong tuần đầu tiên sau khi sạ, cần giữ mực nước trong ruộng cao nhất là khoảng 1 - 3 cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa. Cứ thế duy trì đến cho đến lúc bón phân lần 2 (từ 20 - 25 ngày sau sạ). Nước cần thiết được giữ thường xuyên trong ruộng ở giai đoạn này để cây lúa phát triển và hạn chế cỏ mọc mầm. Khi cây lúa từ 25 - 40 ngày là thời điểm đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này, nên trong ruộng chỉ cần nước vừa đủ, giữ mực nước bằng mặt ruộng hoặc thấp hơn mặt ruộng 15 cm.


Bơm nước chết trong hồ cứu lúa

Đây cũng là giai đoạn lúa dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước thấp làm hạch nấm ít phát tán, bệnh ít lây lan. Giai đoạn lúa từ 40 - 45 ngày (bón phân lần 3 đón đòng), lúc này cần đưa nước vào ruộng khoảng từ 1 - 3 cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và bốc hơi phân bón, nhất là phân đạm.

Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày cần giữ nước trong ruộng từ 3 - 5 cm để cho cây trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép. Khi cây lúa từ 70 ngày đến thu hoạch là giai đoạn hạt lúa ngậm sữa, vào chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt ruộng đến thấp hơn mặt ruộng 15 cm. 10 ngày trước thu hoạch, cần để cho mặt ruộng khô ráo để nâng cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy gặt.

 

“Ngoài 3 máy bơm 20 Cty KTCTTL Bình Định đang có, các xí nghiệp trực thuộc Cty vừa mua thêm 8 máy bơm 8 và 4 máy bơm 15 để chuẩn bị bơm nước chống hạn trong vụ HT tới”, ông Nguyễn Trọng Phủ.

Ông Phú khẳng định: “Tưới ướt khô xen kẽ không chỉ tiết kiệm được từ 25 - 50% số lần tưới (khoảng 30% lượng nước tưới) mà năng suất, sản lượng không bị giảm. Nhờ để ruộng khô, hạn chế được các nhánh đẻ vô hiệu không có bông, tập trung dinh dưỡng cho các nhánh có ích; trong giai đoạn mặt ruộng được phơi ráo, không khí xâm nhập vào đất, tạo điều kiện phân giải các chất hữu cơ làm tích lũy thêm chất dinh dưỡng trên ruộng; ánh sáng chiếu vào gốc lúa, hạn chế rễ đen, tăng trưởng rễ trắng làm tăng khả năng hấp thụ nước và phân của cây lúa. Ngoài ra, nông dân còn tiết kiệm được từ 5 - 10% lượng phân bón nhờ lúa tận dụng triệt để lượng phân do được vi sinh vật phân hủy tốt”.

Bên cạnh giải pháp tưới tiết kiệm, Bình Định còn đang chủ động chống hạn bằng nhiều giải pháp khác. Ở huyện Phù Cát, bà con các xã Cát Tài, Cát Minh, Cát Thành, Cát Khánh, Cát Hải... đã chuẩn bị đóng giếng chống hạn, mỗi xã đóng từ 300 - 400 giếng. Ông Phan Sỹ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát cho biết: “Giếng có quy mô tưới vài ba đám ruộng thì chi phí từ 1 - 2 triệu đồng/giếng. Những giếng có khả năng tưới 5 - 7 ha thì vài chục triệu. Thế nhưng chi phí tiền điện để bơm nước chống hạn cứu lúa mới là nỗi lo lớn của nông dân, vì có tổn phí rất lớn”.

Huyện Hoài Nhơn cũng đã chuẩn bị máy bơm để bơm nước từ sông Lại Giang chống hạn cho khoảng 352 ha ở các xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Xuân. Trạm bơm Ngọc Sơn ở xã Hoài Thanh Tây cũng đã sẵn sàng tận dụng nguồn nước tại bàu 6 (trục trên sông Sưởng) để cứu lúa cho các xã Hoài Hải, Hoài Châu.

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60347077