08:17 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mía xương gà

Chủ nhật - 17/03/2013 21:44
Anh Lý Văn Phương, thôn Kéo Mật, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết: “Ruộng nhà tôi chỉ cấy được một vụ lúa, nên tôi chuyển sang trồng mía xương gà. Năm nay thời tiết thuận lợi, mía không phải chăm sóc nhiều mà vẫn đạt năng suất cao. Với 3 sào mía xương gà, giá bán lẻ mỗi một cây từ 8.000 - 10.000 đồng, trừ chi phí thu về khoảng 40 triệu đồng. Nếu trồng 2 vụ ngô trên cùng diện tích này chỉ cho thu nhập khoảng 5 - 7 triệu. Vụ tới tôi sẽ trồng thêm 4 sào mía”.

 

Giống mía xương gà cây thân cây to, mập, màu vàng tím, ăn mềm, vị ngọt thơm mát. Dễ trồng, chăm sóc, chi phí ít, không cần mua cây giống vì sau khi thu hoạch tiếp tục dùng ngọn để trồng và trồng một lần cho thu hoạch 2 vụ; trồng trong thời gian từ 8 - 9 tháng thì cho thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt có thể thu 2.000 - 3.000 cây/sào. Tuy nhiên, để mía phát triển tốt, cần lưu ý đến việc chăm sóc, phòng trừ bệnh nấm, muội. Nếu người trồng chăm sóc tốt thì thu nhập từ mía xương gà sẽ cao gấp 4 lần cây trồng khác.

Nhận thấy được tiềm năng và lợi ích phát triển kinh tế từ cây mía xương gà, gia đình bà Hoàng Thị Nắm, thôn Pò Có, xã Tĩnh Bắc(Lộc Bình) cũng chuyển diện tích đất trồng ngô sang trồng mía. “Trồng mía xương gà dễ chăm sóc và đỡ vất vả hơn lúa, ngô. Vì 1 năm cây mía chỉ cần trồng và thu hoạch 1 vụ, nhưng trồng lúa hay ngô thì phải từ 2 - 3 vụ, vì vậy công chăm sóc và thu hoạch sẽ ít hơn, lượng phân bón và thuốc trừ sâu cũng giảm đi nhiều; đặc biệt chân ruộng cao rất khó chủ động nước tưới, tiêu thì trồng mía xương gà là một giải pháp hữu hiệu.

Năm nay, gia đình tôi trồng được 2 sào mía xương gà, đến nay đã thu hoạch và bán hết được 1 sào thu về 13 triệu đồng, còn 1 sào đang tiếp tục thu hoạch đến cuối vụ hứa hẹn sẽ đem về một khoản kha khá”, chị Nắm nói.

Với ý chí, quyết tâm, người dân huyện Lộc Bình đã biến đất khô cằn thành một màu xanh bạt ngàn của cây mía xương gà. Đến nay, toàn huyện có khoảng 30 ha mía xương gà, tập chủ yếu tại các xã Bằng Khánh, Quan Bản, Tĩnh Bắc, Hữu Khánh... Theo bà con thì giống mía xương gà rất phù hợp với chất đất và khí hậu ở Lộc Bình. Mía xương gà dễ trồng, có thể tận dụng lá để nuôi trâu, bò nên trồng mía cho hiệu quả thiết thực. Hiện mía xương gà cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/sào, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 20 triệu đồng/sào.

Tuy vậy, mía xương gà mới chỉ được trồng manh mún, diện tích còn thấp, chưa xứng với tiềm năng. Đầu ra cũng chưa được ổn định, mía chủ yếu thường được người dân bày bán ở các chợ phiên, lễ hội, hoặc cho khách qua đường. Để nâng cao hiệu quả kinh tế việc trồng mía trên đất ruộng thiếu nước, cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức học tập kinh nghiệm SX.
 

HOÀNG VĂN HƯƠNG
Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 17793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 43431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60365388